Nếu chúng ta biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì có thể trì hoãn lão hóa của ruột.
Theo Giáo sư Ito Hiroshi (Trường Y Đại học Keio, Nhật Bản), các cơ quan nội tạng như não, tim, thận, phổi, dạ dày, ruột... của chúng ta không thể nào hoạt động mãi mãi. Lý do là vì mỗi cơ quan đều được thiết lập một loại "thời gian" để hoàn thành đúng công việc của chúng.
Và ruột cũng vậy. Theo tuổi tác, chức năng của ruột sẽ suy giảm dần. Điều đó dễ xuất hiện các bệnh như viêm ruột, ung thư ruột... Ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa thức ăn, hấp thụ dinh dưỡng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và suy giảm tuổi thọ.
Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt thì có thể trì hoãn lão hóa của ruột.
Cách trẻ hóa ruột được gói gọn trong 3 từ: Ăn thật chậm
Người Nhật thường ăn rất chậm, họ dành nhiều thời gian để nhai kỹ thức ăn. Khi nhai kỹ, thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, vì thế hệ tiêu hóa sẽ đỡ phải làm việc vất vả khi xử lý chúng, đặc biệt là ruột.
Hơn nữa, việc ăn nhanh khiến cơ thể có xu hướng nạp nhiều dinh dưỡng, thực phẩm trong thời gian ngắn. Điều đó vô tình khiến lượng calo nạp vào nhiều hơn, sẽ làm tăng gánh nặng cho ruột.
Thậm chí, khi ăn đồ nóng mà nhai nhanh, nuốt vội sẽ dễ gây hại cho niêm mạc thực quản và khoang miệng, điều ấy cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư.
Ngược lại, việc nhai chậm giúp tiết nước bọt, giảm vi khuẩn miệng, giúp ruột khỏe và "trẻ" hơn. Nếu không muốn gây hại cho ruột và thực quản, với các loại đồ ăn cứng, nhiều chất xơ thì bạn nên nhai ít nhất 20-30 lần trước khi nuốt.
3 thói quen giúp "trẻ hóa đường ruột"
1. Chăm chỉ vận động
Vào năm 2018, Wang Wenling, bác sĩ trưởng khoa ung thư vùng bụng của Bệnh viện ung thư Quý Châu, Trung Quốc cho biết: Ngày càng có nhiều người phải ngồi trước máy tính trong thời gian dài, điều này sẽ khiến cơ thể yếu đi và chậm lại, gây rối loạn nhu động ruột.
Lười vận động khiến cho các độc tố lưu lại trong ruột kết và kích thích niêm mạc ruột. Ngoài ra, nó còn gây lưu thông máu kém trong khoang bụng, xương chậu, dẫn đến suy giảm chức năng của hàng rào miễn dịch ruột, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Nếu chăm chỉ vận động, cơ thể sẽ hoạt động linh hoạt hơn, nhất là ruột sẽ làm việc hiệu quả hơn.
2. Uống nước mật ong mỗi sáng
Uống 1 cốc nước mật ong vào buổi sáng có tác dụng làm sạch ruột do mật ong có chất khử trùng. Nó đồng thời cũng thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, bài tiết các chất độc, rác thải trong ruột ra ngoài kịp thời.
3. Ăn chuối mỗi ngày
Một nghiên cứu thực hiện tại Đại học Cornell (Mỹ) nhận định: Chuối là một trong những loại quả giàu dinh dưỡng bậc nhất, chuối càng chín thì càng có lợi cho sức khỏe. Một quả chuối chín chứa nhiều kali, chất xơ nên hỗ trợ điều hòa huyết áp, thúc đẩy nhu động ruột, tăng cường tiêu hóa, phòng ngừa táo bón.
Ngoài ra, đều đặn ăn chuối sẽ kích thích bài tiết dịch nhầy, tái tạo niêm mạc giúp vết loét được phục hồi, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.
VietBF @ Sưu tầm