Viện Nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp (ITRI) của Đài Loan sẽ hợp tác với nhà sản xuất điện tử Teltonika của Lithuania để xây dựng năng lực công nghệ bán dẫn. Bắc Kinh khẳng định sẽ kiên quyết phản đối nếu Đài Loan cấu kết với thế lực bên ngoài nhằm theo đuổi độc lập. Đài Loan cũng sẽ trao học bổng cho người Lithuania để theo đuổi các lớp đào tạo kỹ thuật.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Phát biểu này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh ngày 8-11, liên quan tới việc Đài Loan vừa xác nhận sẽ đầu tư hơn 10 triệu euro vào ngành sản xuất chip điện tử ở Lithuania.
Cũng theo ông Triệu, căng thẳng trên eo biển Đài Loan hiện nay xuất phát từ việc chính quyền Đài Loan cấu kết với "các thế lực ngoại bang".
Trước đó, vào ngày 7-11, ông Eric Huang, người đứng đầu văn pḥng đại diện của Đài Loan ở Lithuania, cho hay Đài Loan sẽ thực hiện khoản đầu tư trên tại quốc gia vùng Baltic.
Theo đó, Viện Nghiên cứu kỹ thuật công nghiệp (ITRI) của Đài Loan sẽ hợp tác với nhà sản xuất điện tử Teltonika của Lithuania để xây dựng năng lực công nghệ bán dẫn. Đài Loan cũng sẽ trao học bổng cho người Lithuania để theo đuổi các lớp đào tạo kỹ thuật.
Tháng 11 năm ngoái, Lithuania đă cho phép Đài Loan mở văn pḥng đại diện tại nước này. Đây là động thái được cho là đă chọc giận Bắc Kinh. Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một tỉnh thuộc nước này và không loại trừ biện pháp vũ lực để thống nhất ḥn đảo.
Bắc Kinh sau đó đă hạ cấp quan hệ ngoại giao và hạn chế thương mại với Lithuania.
Ông Huang cho biết khoản đầu tư vào Lithuania không mang ư nghĩa đổi chác, tức không phải được thúc đẩy để Lithuania cho phép Đài Loan mở văn pḥng đại diện. Thay vào đó, đây là bước đi nhằm tăng cường khả năng chịu đựng của chuỗi cung ứng.
Bên cạnh đó, việc đầu tư chất bán dẫn cũng là vấn đề nhạy cảm hiện nay. Đài Loan là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất thế giới, và đây cũng là chi tiết đẩy ḥn đảo này vào vị trí trung tâm của các cuộc cạnh tranh địa chính trị.
Mỹ được xem đă thể hiện rơ mong muốn cạnh tranh với Trung Quốc ở mảng công nghệ và chất bán dẫn nói riêng. Điều này cũng được hiểu là các công ty công nghệ lớn, trong đó có công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu ở Đài Loan, bị đặt vào thế phải "chọn phe".