Các chuyên gia cho rằng trong một mối quan hệ nên hy sinh tối thiểu, có qua có lại, đôi khi ích kỷ một chút lại là điều tốt.
Thỏa hiệp là giải quyết những khác biệt bằng nhượng bộ lẫn nhau. Một thỏa thuận đạt được bằng cách điều chỉnh các yêu cầu, nguyên tắc, xung đột theo nguyên tắc có đi có lại. Ở đây, hăy nhấn mạnh vào việc giải quyết những khác biệt - điều đó không có nghĩa là bạn phải thay đổi hoặc từ bỏ quan điểm của ḿnh.
Các chuyên gia về mối quan hệ khuyên bạn ba điều sau.
Mọi thứ nên b́nh đẳng
"Nếu bạn là người hy sinh trong mối quan hệ, nên đảm bảo rằng đối tác cũng vậy để luôn có cảm giác b́nh đẳng", Limor Gottlieb, nghiên cứu sinh ngành văn hóa (ĐH Brunel London) người sáng lập Love Evolved, cho biết.
V́ thế bạn không cần phải từ bỏ những sở thích cá nhân v́ đối tác. Nếu nghĩ rằng sự hy sinh quá mức sẽ mang bạn và người ấy đến gần hơn và giúp ích cho mối quan hệ th́ bạn đă nhầm. Mặc dù có nghiên cứu chỉ ra chúng ta càng hy sinh th́ cam kết với đối tác càng tăng, nhưng sự hài ḷng thực sự giảm đi.
"Làm nhiều hơn cho đối tác sẽ khiến bạn cam kết hơn nhưng cuối cùng lại không hạnh phúc. Điềm báo trước là bạn càng cam kết và càng đầu tư vào người ấy th́ càng khó ra đi, ngay cả khi hết t́nh cảm với nhau", chuyên gia nói.
V́ vậy, cuối cùng bạn có nguy cơ bị mắc kẹt trong một mối quan hệ không hạnh phúc.
V́ sao người tốt hay thất bại trong t́nh yêu\?
Nhiều người quên mất rằng, đối tác không ngốc nghếch. Có những lư do đơn giản làm cho "người xấu" trông đáng giá, c̣n "người tốt" không có nhiều giá trị. 33
Sự thỏa hiệp lành mạnh - tức có đi có lại - giúp cho cả hai cùng phát triển và mối quan hệ bền vững hơn. Ảnh: Nayaclinics
Đừng thỏa hiệp con người của ḿnh
Tiến sĩ Alexandra, chuyên gia mối quan hệ ở Anh, nói thêm rằng "không khoan nhượng" thực sự có thể là ch́a khóa cho một mối quan hệ lâu dài, hạnh phúc và lành mạnh hơn.
"Nếu bạn muốn có một t́nh bạn nhẹ nhàng, dễ chịu th́ sự thỏa hiệp sẽ mang lại điều đó. Nhưng nếu bạn muốn có một mối quan hệ thú vị, năng động, đam mê và thân mật, ch́a khóa lại là không khoan nhượng", Alexandra nói.
Khi nói đến sự không khoan nhượng, đó là "thể hiện sự thật về con người bạn, bày tỏ những ǵ bạn muốn và những ǵ ḿnh nghĩ".
Coi chừng oán hận
Thỏa hiệp không lành mạnh giống như một phép trừ, như thể bạn là người duy nhất từ bỏ mọi thứ và không nhận lại được ǵ hoặc không nhận lại được nhiều. Nếu mối quan hệ một chiều này tiếp tục, sự thiếu cân bằng sẽ sinh ra sự oán hận và cuối cùng, mối quan hệ có thể không tồn tại.
"Một cách chắc chắn để biết liệu có đang hy sinh quá nhiều cho mối quan hệ là bạn có oán hận người bạn đời không; bạn có cảm thấy bị giam giữ vào một mối quan hệ không hạnh phúc không", Limor nói.
|