Cha mẹ đột ngột bổ sung nhiều chất xơ, lạm dụng men vi sinh, dùng thuốc thụt hậu môn… để cải thiện táo bón cho trẻ khiến t́nh trạng trở nặng hơn.
Táo bón là bệnh lư thường gặp ở trẻ em và có thể điều trị dễ dàng. Tuy nhiên, những sai lầm trong cách chăm sóc và chữa trị của cha mẹ có thể làm bệnh của bé kéo dài, nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến trĩ, ung thư trực tràng.
ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM chỉ ra một số sai lầm thường gặp của phụ huynh.
Ăn thừa chất xơ, không tiêu hóa được gây đầy bụng khó tiêu: Đây là sai lầm phổ biến nhất trong việc cải thiện táo bón. Cha mẹ thường cho rằng trẻ bị táo bón là do ít ăn rau nên cần bổ sung nhóm thực phẩm này nhiều hơn. Sau khi được đưa vào cơ thể, rau củ cần một lượng vi khuẩn nhất định để phân hủy chất xơ thành axit béo chuỗi ngắn, sau đó, tế bào thần kinh ruột hấp thu và tạo ra serotonin làm tăng nhu động ruột. Tuy nhiên, v́ một bất thường nào đó trong cơ thể nên số lượng lợi khuẩn giảm đáng kể. Nếu trẻ ăn nhiều chất xơ đột ngột có thể dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, làm cho táo bón nghiêm trọng hơn.
Bổ sung quá nhiều chất xơ một cách đột ngột có thể khiến táo bón ở trẻ nặng hơn. Ảnh: Freepik
Dùng thuốc thụt hậu môn: Thuốc có tác dụng kích thích đi tiêu dễ dàng hơn, giải quyết nhanh t́nh trạng táo bón. Tuy nhiên, đây chỉ là phương án tạm thời, nếu lạm dụng có thể làm mất phản xạ đi tiêu tự nhiên của trẻ. Ngoài ra, hậu môn là vị trí dễ bị tổn thương, nếu dùng thuốc thụt thường xuyên có thể gây tổn thương, gây bỏng rát, viêm nhiễm... Các thành phần hóa học trong thuốc này có thể xâm nhập vào ruột của trẻ, làm giảm cảm giác thèm ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Tùy tiện sử dụng men tiêu hóa, men vi sinh: Những men này không có tác dụng điều trị táo bón. Men tiêu hóa được chỉ định cho những trẻ bị thiếu men này hoặc cần tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn trong một khoảng thời gian nhất định. Men vi sinh dùng khi trẻ rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện như tiêu chảy, đi ngoài phân sống, khó tiêu, chướng bụng... Cha mẹ phải biết men nào chữa táo bón, men nào chữa tiêu chảy, dùng nhầm loại men gây tác dụng phụ không mong muốn
Không tuân theo chỉ định của bác sĩ: Táo bón ở trẻ em cần được điều trị lâu dài và kết hợp với thay đổi lối sống như luyện thói quen đi tiêu, thay đổi chế độ dinh dưỡng... Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh sau khi nhận thấy táo bón ở trẻ có cải thiện th́ ngưng dùng thuốc hoặc không tuân theo chế độ ăn uống của bác sĩ. Điều này dẫn đến bệnh trở nên khó điều trị.
Cải thiện táo bón đúng cách
Bác sĩ Hậu chia sẻ, để điều trị táo bón ở trẻ, cha mẹ nên kết hợp ba yếu tố là chế độ dinh dưỡng, tập luyện thói quen đi tiêu và dùng thuốc theo đúng chỉ định.
Chế độ dinh dưỡng: Cha mẹ nên giới hạn lượng sữa trẻ uống mỗi ngày khoảng 500 ml, uống nước lọc theo nhu cầu, bổ sung nước ép trái cây. Trẻ cần tăng cường chậm răi các loại rau có tính nhớt như mồng tơi, rau đay, rau khoai lang...; ăn trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa như đu đủ, chuối, thanh long, các loại sữa chua để bù men.
Tập luyện thói quen đi tiêu: Sau khi ăn tối 30 phút, cha mẹ nên cho con ngồi bô hoặc bồn cầu 5-10 phút mỗi ngày bất kể có muốn đi tiêu hay không. Lúc này, bạn có thể xoa nhẹ bụng con theo chiều kim đồng hồ để kích thích nhu động ruột. Khi ngồi cầu, hai chân trẻ phải chạm mặt sàn, ngồi thẳng lưng và hơi nghiêng người về phía trước.
Dùng thuốc theo chỉ định: Các loại thuốc điều trị táo bón ở trẻ em thường được dùng trong thời gian dài từ 3-6 tháng. Phụ huynh cần kiên tŕ tuân theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời điểm uống. Ngừng thuốc đột ngột, kể cả khi triệu chứng bệnh giảm cũng có thể làm cho táo bón của trẻ tái phát nặng và khó điều trị hơn.