Các triệu chứng ban đầu của ung thư lưỡi, thường xuất hiện các vết loét, khiến nhiều người nhầm lẫn ung thư miệng với loét miệng. Từ đó, người bệnh bỏ lỡ cơ hội vàng để điều trị.
Mới đây, báo Giao thông đưa tin khoa Răng – Hàm – Mặt tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hải Nam, Trung Quốc thực hiện hiện ca mổ khó cấp độ 4. Theo đó, bác sĩ đă cắt bỏ một khối u ở lưỡi bên trái. Bệnh nhân hồi phục tốt sau ca mổ, phục hồi chức năng nuốt, phát âm và đă xuất viện.
Cụ thể, cách đây 3 tháng, ông Trần (47 tuổi) phát hiện ḿnh bị sưng, đau, khó chịu và có vết loét nhỏ ở bên trái lưỡi. Ban đầu, ông nghĩ ḿnh bị nóng trong người nên không quan tâm, chỉ điều trị bằng thuốc chống viêm.
Sau một thời gian, t́nh trạng của ông Trần không được cải thiện, vùng bị viêm loét nặng thêm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc ăn uống và nói năng. Lúc này, ông đành tới Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hải Nam khám.
Tại đây, bác sĩ phát hiện miệng bệnh nhân sưng phồng, có một khối u trên lưỡi trái, chiếm gần 1 nửa lưỡi, khối u không đau khi chạm vào. Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông Trần bị ung thư lưỡi.
Vết loét ở miệng măi không lành, người đàn ông sốc khi biết mắc K lưỡi: Những dấu hiệu cảnh báo bệnh không được bỏ qua
Khối u đă chiếm 1/2 lưỡi, diện tích lớn, phạm vi xâm lấn rộng. Bác sĩ nhận thấy nếu phẫu thuật cắt bỏ khối u sẽ h́nh thành một vùng khuyết lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng răng miệng và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Về vấn đề này, Bệnh viện Răng hàm mặt Hải Nam đă tổ chức một thảo luận, phân tích toàn diện t́nh trạng bệnh nhân, đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất. Cuối cùng, mọi người thống nhất điều trị bệnh nhân theo 2 bước: Trước tiên tiến hành hóa trị trước phẫu thuật để kiểm soát hoạt động của tế bào ung thư và thu nhỏ khối u. Sau đó, trên cơ sở này tiến hành phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư và tái tạo lưỡi trái.
Vào tháng 8/2022, ông Trần được tiến hành hoá trị trước. Ngày 20/9/2022, dưới sự hợp tác chặt chẽ của khoa Gây mê hồi sức và trưởng khoa Phẫu thuật Răng Hàm Mặt, bác sĩ Liêu Thiên An, cùng đội ngũ y bác sĩ khác đă tiến hành ca mổ. Sau 7 tiếng ca mổ đă thành công tốt đẹp.
Theo các báo cáo, đây là ca mổ khó cấp độ 4. Trong quá tŕnh mổ, không chỉ cần loại bỏ các mô bị tế bào ung thư chiếm đóng để giảm khả năng tái phát mà c̣n cả các dây thần kinh quan trọng và mạch máu lớn như động mạch cảnh.
Ngoài ra, việc tái tạo lưỡi cũng là một thách thức lớn, bác cần phải nối chính xác từng mạch máu. Trong quá tŕnh này, nếu bất cẩn một chút có thể xảy ra t́nh trạng tắc nghẽn mạch máu dẫn đến việc tái tạo lưỡi thất bại.
Dưới sự chăm sóc tỉ mỉ của đội ngũ y tá sau hậu phẫu, ông Trần phục hồi hoàn toàn và đă xuất viện.
Bác sĩ Liêu Thiên An chỉ ra rằng, trên lâm sàng, nhiều bệnh nhân đến bệnh viện khám v́ vết loét không lành và đau không thể chịu được, sau đó được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư lưỡi.
Điều này là do các triệu chứng ban đầu của ung thư miệng, bao gồm cả ung thư lưỡi, thường xuất hiện các vết loét, khiến nhiều người nhầm lẫn ung thư miệng với loét miệng. Từ đó, người bệnh bỏ lỡ cơ hội vàng để điều trị, dẫn đến phải cắt bỏ nhiều mô hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng răng hàm mặt sau phẫu thuật.
Tuy nhiên, nh́n chung vết loét miệng sẽ tự lành trong khoảng 2 tuần, nếu trên 1 tháng mà vết loét miệng vẫn chưa lành, bạn cần đi khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, cần cảnh giác với một số tín hiệu bất thường như bạch sản, u miệng, sưng đau vùng răng hàm mặt, răng lung lay không rơ nguyên nhân, tê lưỡi và các triệu chứng khác cũng cần t́m kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.
Dấu hiệu sớm nhất của ung thư lưỡi
Như đă đề cập ở trên, ung thư lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng. Để có thể phát hiện sớm và không chủ quan trước căn bệnh này, bạn nên lưu ư những dấu hiệu dưới đây và đi khám chữa kịp thời:
– Đau lưỡi: Cảm giác đau ở lưỡi là dấu hiệu mà cơ thể chúng ta có thể nhận ra sớm nhất. Người bệnh sẽ thấy đau hơn khi nhai nuốt thức ăn.
– Bề mặt lưỡi xuất hiện mảng trắng: Theo thời gian, các mảng trắng ngày càng bám chắc vào da rồi lan rộng ra và gây chảy máu.
– Đau họng: Họng bị đau cũng là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư lưỡi.
– Tê cứng lưỡi, đau tai, giọng nói thay đổi, thậm chí hôi miệng cũng có thể cảnh báo rằng bạn đă mắc ung thư lưỡi.
Những đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi
- Người trên 50 tuổi, trong đó phần lớn là nam giới.
- Người vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, có thói quen nhai trầu hoặc nhiễm virus như HPV...
- Đặc biệt, nam giới mắc bệnh lư răng lợi măn tính dù có hút thuốc lá hay không cũng làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi.
Cùng với đó, các nghiên cứu cũng đă chỉ ra tỷ lệ mắc bệnh ung thư lưỡi ở nam giới cao hơn nữ giới, đặc biệt những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia th́ nguy cơ mắc bệnh ung thư lưỡi càng cao.
Theo thống kê, nam giới trên 50 tuổi có khả năng mắc bệnh ung thư lưỡi cao nhất, v́ vậy những người này cần tầm soát sàng lọc ung thư lưỡi định kỳ ít nhất 1 năm 1 lần.
Đối với những người dưới 50 tuổi, tùy theo t́nh trạng sức khỏe hoặc có những dấu hiệu bất thường cũng cần gặp bác sĩ để kịp thời chữa trị.
Điều trị ung thư lưỡi
Phẫu thuật: Thực trạng đáng lo ngại là đa số bệnh nhân ung thư lưỡi đến khám và phát hiện khi các tổn thương đă lan rộng, phải phẫu thuật triệt căn (cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lưỡi, tùy vị trí và kích thước khối u). Ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt căn bằng phẫu thuật, ở giai đoạn muộn hơn cần phải kết hợp điều trị phẫu thuật, xạ trị và hóa trị nhằm kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Trong một số trường hợp ở giai đoạn muộn khi có chảy máu nhiều tại u phải phẫu thuật thắt động mạch cảnh ngoài để cầm máu.
Xạ trị: có thể xạ trị đơn thuần trong các trường hợp ung thư lưỡi giai đoạn muộn không c̣n chỉ định phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn trong trường hợp giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể dùng sau phẫu thuật nhằm diệt nốt những tế bào ung thư c̣n sót lại. Ngoài ra có thể xạ trị tại chỗ (xạ trị áp sát) bằng cách dùng nguồn phóng xạ đặt hoặc cắm vào tổn thương ung thư tại lưỡi nhằm tiêu diệt tổn thương.
Hóa chất: Có thể dùng đường toàn thân hoặc đường động mạch lưỡi, có thể đơn hóa trị hoặc phối hợp đa hóa trị. Các nghiên cứu cho thấy việc sử dụng đa hóa trị cho kết quả đáp ứng tốt hơn đơn hóa trị.
VietBF @ Sưu tầm