Theo như tiến sĩ Pippa Norris, Giảng viên Chính trị Đối sánh của Đại học Harvard, nói về tính liêm chính trong bầu cử tại Mỹ và quan ngại về nguy cơ nước ngoài can thiệp bầu cử, mà chỉ c̣n vài tuần trước khi Mỹ tổ chức bầu cử giữa kỳ.

Tiến sĩ Pippa Norris, Giảng viên Chính trị Đối sánh của Đại học Harvard
Khuya 21.10 (giờ VN), tham gia buổi cung cấp thông tin do Trung tâm báo chí nước ngoài tại TP.New York (bang New York) thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức, tiến sĩ Norris nhấn mạnh tính liêm chính của bầu cử là yếu tố quan trọng của một hệ thống chính quyền dân chủ, nhằm đảm bảo quá tŕnh bỏ phiếu được diễn ra công bằng, suôn sẻ và không bị xâm phạm.
Mỹ xếp hạng trung b́nh
Để ngăn chặn nguy cơ lũng đoạn phiếu bầu, sửa đổi kết quả kiểm phiếu, các nước xây dựng những tiêu chuẩn dựa trên các cam kết mà cả thế giới tuân thủ. Với mục tiêu thiết lập tiêu chuẩn chung trên b́nh diện toàn cầu, từ thời điểm đầu tiên đánh dấu sự tồn tại của Liên Hiệp Quốc, thế giới chứng kiến sự ra đời của hàng loạt công ước, hiệp ước, quy chuẩn và chỉ dẫn.
Tiến sĩ Norris đề cập đến PEI, tức chỉ số Nhận thức về tính liêm chính bầu cử, được thu thập từ cuộc khảo sát thường niên và bao gồm tất cả cuộc bầu cử nghị viện và tổng thống được tổ chức từ giữa năm 2012. Và điểm của Mỹ là 57, mà theo nữ tiến sĩ là tương đương với các nước như Trinidad và Tobago hoặc Brazil, Colombia, Granada, Suriname…
Trên thực tế, bà Norris lưu ư rằng tính liêm chính bầu cử đă trở thành vấn đề gây tranh căi ở Mỹ, đặc biệt sau cuộc bầu cử tổng thống băo táp vào năm 2020. Cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng ḥa liên tục cho rằng cuộc bầu cử đă bị gian lận để nghiêng phần thắng cho đối thủ Joe Biden.
"Băo" sẽ nổi lên ở các bang chiến địa
Đến nay một số vụ kiện vẫn đang diễn ra liên quan đến cáo buộc gian lận bầu cử cách đây 2 năm. Đơn cử, hôm 21.10, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham của đảng Cộng ḥa được yêu cầu phải tŕnh diện bồi thẩm đoàn đặc biệt đang điều tra nghi ngờ cựu Tổng thống Donald Trump t́m cách lật lại kết quả thua cuộc ở bang chiến địa Georgia trong cuộc bầu cử năm 2020.

Đến nay nhiều chính khách đảng Cộng ḥa vẫn cho rằng họ bị cướp đoạt cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. reuters
Tiến sĩ Norris liệt kê một số bang chiến địa mà bà cho rằng sẽ xảy ra những tranh căi trong quá tŕnh bỏ phiếu: Arizona, Nevada, Wisconsin, Georgia, Texas, Ohio, có thể cả Pennsylvania. “Đây là những bang tím, nơi cạnh tranh ở mức cao nhất”, bà lưu ư. Đồng thời các thống đốc và tổng thư kư (quan chức phụ trách quá tŕnh bầu cử) là những người không công nhận chiến thắng của ông Biden vào năm 2020.
Trong tuần, trang FiveThirtyEight công bố dữ liệu cho thấy nhiều gương mặt của đảng Cộng ḥa xuất hiện trên lá phiếu trong cuộc bầu cử giữa kỳ vào ngày 8.11 tới đây. Ít nhất 195 ứng viên của đảng Cộng ḥa tham gia đường đua thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ, thống đốc, tổng chưởng lư hoặc tổng thư kư bang đều ủng hộ cáo buộc của ông Trump về cuộc bầu cử tổng thống năm 2022.
Nguy cơ nước ngoài can thiệp
Trả lời câu hỏi của Thanh Niên về nguy cơ nước ngoài can thiệp bầu cử, tiến sĩ Norris thừa nhận sự can thiệp từ nước ngoài là thách thức rất lớn cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Điều thú vị là trong khi bà thấy một số sáng kiến được triển khai nhằm cải thiện an ninh mạng, nữ tiến sĩ cho hay hầu như không thấy truyền thông Mỹ thảo luận nhiều về nguy cơ này đối với cuộc bầu cử giữa kỳ năm nay.
Theo bà, có lẽ rút kinh nghiệm vào các năm bầu cử 2016 và 2020, mạng xă hội Mỹ đang học được những bài học đắt giá. Facebook thiết lập một nhánh theo dơi việc đưa tin về bầu cử và thay đổi một số chính sách liên quan. Twitter cũng thi hành những thay đổi tương tự.

Điểm bỏ phiếu ở Las Vegas, Nevada. reuters
Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng nguy cơ can thiệp từ nước ngoài có thể quay lại vào năm 2024. Đến nay, cả Tổng thống Biden và ông Trump đều có khả năng tham gia đường đua vào Nhà Trắng một lần nữa. Bà Norris đề cập đến việc tỉ phú Elon Musk muốn tiếp quản Twitter, và một trong những điều ông đề xuất là giảm một số bộ lọc thông tin của mạng xă hội, chủ yếu là các nhân viên theo dơi và hành động khi xuất hiện thuyết âm mưu trên nền tảng của họ.
Bà cho rằng, đến nay mạng xă hội vẫn “lọc” tốt thông tin, nhưng không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục thực thi hiệu quả công năng đó.
Ngày 4.10, Hăng tin AP dẫn lời cảnh báo từ giới chức liên bang rằng Nga đang t́m cách khơi dậy sự nghi ngờ về tính liêm chính của bầu cử giữa kỳ Mỹ.