Tuần tới, Liên minh châu Âu (EU) sẽ công bố các đề xuất mua khí đốt chung - bắt đầu từ mùa hè năm sau, đồng thời bàn bạc để xác định các mức giá khí đốt tham chiếu thay thế.
Đó là một số nội dung được thống nhất trong cuộc họp khẩn của các bộ trưởng năng lượng EU hôm 12-10 (giờ địa phương).
Tuy nhiên, cuộc họp tại thủ đô Prague - Cộng ḥa Czech nêu trên không quyết được có nên áp trần giá khí đốt nhập khẩu hay không - theo ủy viên năng lượng EU Kadri Simson.
Với giá khí đốt hiện nay cao hơn một năm trước gần 90%, hầu hết trong số 27 thành viên EU mong muốn có một mức giá trần song lại không thống nhất được cách thực hiện - áp lên mọi loại khí đốt hay chỉ khí đốt vận chuyển bằng đường ống hoặc chỉ khí đốt dùng để sản xuất điện?
Theo Reuters, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đă áp giá trần cho khí đốt dùng sản xuất điện từ tháng 6-2022, nhờ đó kiểm soát được giá điện trong nước.
Nhiều nước khác ủng hộ nhân rộng cách làm này ra toàn EU dù có một số ư kiến lo ngại làm vậy sẽ tăng nhu cầu khí đốt trong khối. Mặt khác, Đức và Hà Lan cảnh báo áp giá trần khí đốt có thể khiến châu Âu khó t́m được nguồn cung mới.
Về nguồn cung, đài Al Jazeera đưa tin lục địa già đang đặt kỳ vọng vào một dự án khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) mới ở ngoài khơi bờ biển phía Tây châu Phi - dù mới hoàn thành 80% nhưng đă thu hút lănh đạo 2 nước Ba Lan và Đức đến thăm.
Nằm gần bờ biển Senegal và Mauritania, mỏ khí này có trữ lượng ước tính 425 tỉ m3 khí đốt, gấp 5 lần mức sử dụng trong cả năm 2019 của Đức.
Phải tới cuối năm sau, việc khai thác mới có thể bắt đầu nên mỏ khí này không kịp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay ở châu Âu, song theo ông Gordon Birrel - một lănh đạo của hăng BP - nó sẽ đóng vai tṛ lớn trong tiến tŕnh giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga của châu Âu.
Kể từ khi bị Nga khóa bớt van khí đốt, châu Âu đă chạy đua t́m nguồn cung thay thế ở Na Uy, Qatar, Azerbaijan và đặc biệt là các nước Bắc Phi - nơi Algeria có sẵn đường ống nối với Ư và Tây Ban Nha. Hồi tháng 7, Ư kư hợp đồng khí đốt 4 tỉ USD với Algeria trong khi 1 tháng trước đó, Ai Cập đạt thỏa thuận tăng lượng LNG bán cho EU và Israel.
Trữ lượng khí đốt ở châu Phi rất dồi dào nhưng cái khó cho thương vụ với châu Âu nằm ở chỗ thiếu cơ sở hạ tầng và điều kiện an ninh không bảo đảm.
VietBF @ Sưu tầm