Quỹ Tiền tệ quốc tế tính toán rằng khoảng 1/3 kinh tế toàn cầu sẽ có ít nhất 2 quư liên tiếp tăng trưởng âm trong năm nay và năm sau
Lănh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) vừa lên tiếng cảnh báo về nguy cơ gia tăng của suy thoái toàn cầu, đồng thời nhận định lạm phát tiếp tục là vấn đề sau khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine.
Tại một sự kiện diễn ra hôm 10-10, cả Chủ tịch WB David Malpass và Tổng Giám đốc IMF Kristalina Georgieva đều nêu bật những diễn biến tiêu cực như tăng trưởng suy giảm ở các nền kinh tế phát triển, lăi suất tăng, rủi ro khí hậu, giá năng lượng và thực phẩm c̣n ở mức cao…
Theo ông Malpass, nguy cơ kinh tế thế giới suy thoái trong năm tới là có thật. Ông Malpass viện dẫn tốc độ tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế lớn, sự mất giá của đồng tiền nhiều nước đang phát triển và nỗi lo lạm phát tiếp diễn.
Trong khi đó, bà Georgieva chỉ ra rằng hoạt động kinh tế đang chậm lại ở cả châu Âu, nơi đang lao đao v́ khủng hoảng năng lượng; Trung Quốc, nơi ngành bất động sản gặp khó và chính sách không khoan nhượng với COVID-19 đang cản trở tăng trưởng và Mỹ, nơi động thái liên tục tăng lăi suất của Cục Dự trữ Liên bang (FED) bắt đầu tác động tiêu cực đến kinh tế.
Theo Reuters, bà Georgieva kêu gọi các nền kinh tế phát triển ngăn chặn nguy cơ xảy ra khủng hoảng nợ bởi điều này sẽ tác động đến mọi quốc gia.
Container hàng hóa tại cảng Oakland (Mỹ). Đă xuất hiện cảnh báo kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái vào giữa năm tơíẢnh: Reuters
Bà Georgieva gần đây cho biết IMF sẽ hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống c̣n 2,9% trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới sắp tới do tác động của COVID-19, xung đột Nga - Ukraine và các thảm họa thời tiết. Theo trang Bloomberg, IMF tính toán rằng khoảng 1/3 kinh tế thế giới sẽ có ít nhất 2 quư liên tiếp tăng trưởng âm trong năm nay và năm sau.
Cũng theo bà Georgieva, IMF ủng hộ các ngân hàng trung ương tiếp tục nỗ lực chống lạm phát, cho dù việc này gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc IMF lưu ư rằng biện pháp tài khóa nên có mục tiêu rơ ràng để tránh thúc đẩy lạm phát, đồng thời thế giới cần giúp các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang chịu tác động mạnh bởi những điều kiện tài chính thắt chặt.
Cũng theo bà Georgieva, thế giới c̣n cần 3.000-6.000 tỉ USD để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và điều quan trọng là cần tăng cường hợp tác với lĩnh vực tư nhân để đáp ứng nhu cầu này.
Không chỉ có IMF và WB lo ngại về sức khỏe kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Mỹ nói riêng. Ông Jamie Dimon, Giám đốc điều hành Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), hôm 10-10, cảnh báo kinh tế thế giới và Mỹ có thể rơi vào suy thoái vào giữa năm tới.
Trả lời phỏng vấn đài CNBC, ông Dimon chỉ ra một số dấu hiệu cho thấy nguy cơ suy thoái gia tăng như ảnh hưởng của lạm phát cao, lăi suất tăng nhanh hơn dự kiến, tác động khó lường của chính sách thắt chặt tiền tệ của FED và cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ông Dimon không chắc nếu kinh tế Mỹ suy thoái th́ lần suy thoái này sẽ kéo dài bao lâu. Theo ông, mức độ nghiêm trọng của kịch bản suy thoái sẽ tùy thuộc nhiều vào cuộc khủng hoảng Ukraine và đó là điều khó đoán trước.