Mẫu trực thăng Nga chuyên gây nhiễu các hệ thống tên lửa pḥng không Ukraine bay ở tầm cao hơn 3.000 mét để tạo ra hiệu quả chiến đấu cao nhất, trực thăng Mi-8MTPR-1 Rychag đang gây ra không ít khó khăn cho các hệ thống pḥng không Ukraine trong môi trường tác chiến điện tử, mà trực thăng tác chiến điện tử rất hiếm khi lộ diện của Nga đang âm thầm đóng vai tṛ quan trọng trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Mi-8MTPR-1 là mẫu trực thăng tác chiến điện tử mới nhất của Nga.
Hoạt động sâu trong lănh thổ Nga kiểm soát để giảm thiểu nguy cơ bị bắn rơi, bay ở tầm cao hơn 3.000 mét để tạo ra hiệu quả chiến đấu cao nhất, trực thăng Mi-8MTPR-1 Rychag đang gây ra không ít khó khăn cho các hệ thống pḥng không Ukraine trong môi trường tác chiến điện tử, báo Mỹ The Drive cho biết.
Các trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1 lộ diện trong cuộc xung đột ở Ukraine dựa vào h́nh ảnh và video do Bộ Quốc pḥng Nga công bố.
Trong một video, phi công Nga đứng bên cạnh một chiếc Mi-8MTPR-1chuyên áp chế các hệ thống pḥng không, đảm bảo rằng máy bay và tên lửa Nga có thể tấn công sâu trong lănh thổ Ukraine.
Theo The Drive, trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1 là phiên bản sửa đổi của mẫu trực thăng vận tải Mi-8 tiêu chuẩn, sử dụng hệ thống gây nhiễu Rychag.

Hai chiếc Mi-8MTPR-1 thuộc biên chế Quân khu miền Đông.
Khi hoạt động ở tầm cao, mẫu trực thăng này phát ra tín hiệu gây nhiễu, áp chế mọi radar điều khiển hỏa lực của các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) của đối phương.
Bằng cách này, các trực thăng Mi-8MTPR-1 tạo ra một vùng bảo vệ các máy bay chiến đấu, trực thăng hoặc máy bay không người lái.
Hệ thống cũng có thể gây nhiễu radar của các máy bay đối phương ở một mức độ nhất định, giúp đồng đội dưới mặt đất được bảo vệ trước nguy cơ đối phương không kích.
Theo báo Mỹ, trực thăng Mi-8MTPR-1 được trang bị 4 hệ thống ăng ten cực mạnh. Hai trong số này thu nhận tín hiệu do radar đối phương tạo ra trong quá tŕnh hoạt động. Hai ăng ten c̣n lại phát ra sóng gây nhiễu hướng tới các radar này.
Toàn bộ hệ thống nặng khoảng 1.200kg, có thể phát tín hiệu gây nhiễu liên tục trên bầu trời trong 2,4 giờ. Hệ thống hoạt động hiệu quả khi trực thăng ở tầm cao trên 3.000 mét và cách mục tiêu radar đối phương tối đa 150km.

Thiết bị điện tử bên trong trực thăng.
Hệ thống gây nhiễu điện tử Rychag có thể hoạt động một cách tự động mà không cần phi công can thiệp, theo chế độ đă được cài đặt trước. Ngoài ra, phi công cũng có thể điều chỉnh bằng tay để tăng khả năng áp chế.
Trực thăng Mi-8MTPR-1 cần hai quân nhân vận hành, bao gồm một phi công và một kỹ thuật viên, tương tự như các phiên bản trực thăng Mi-8 khác.
Mẫu trực thăng này cũng từng tham gia các nhiệm vụ quân sự ở Syria. Lực lượng không quân vũ trụ Nga hiện sở hữu khoảng 20 chiếc Mi-8MTPR-1, được phân bổ cho các Quân khu miền Tây, Quân khu miền Nam và quân khu miền Đông.

Khu vực điều khiển thiết bị trong khoang của trực thăng Mi-8MTPR-1.
Do đặc tính là phương tiện tác chiến điện tử và thường luôn hoạt động ở vùng an toàn nên rất khó để đối phương phát hiện hay chụp h́nh mẫu trực thăng rất hiếm này của Nga.
Mi-8MTPR-1 cũng là mẫu trực thăng tác chiến điện tử mới nhất và duy nhất đang được Nga sản xuất. Mi-8MTPR-1 được cho là đă thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả ở Ukraine. Tuy nhiên, do số lượng hạn chế trong khi môi trường chiến đấu rất rộng nên mẫu trực thăng này chỉ tham gia một số nhiệm vụ và xuất hiện ở một số khu vực nhất định.
Theo báo Mỹ, Mi-8MTPR-1 chỉ có hiệu quả gây nhiễu hệ thống tên lửa pḥng không tầm trung và tầm xa của đối phương. Ở tầm gần, nếu đối phương khai hỏa tên lửa pḥng không vác vai sử dụng hệ thống dẫn đường bằng hồng ngoại th́ mẫu trực thăng này không thể hỗ trợ đồng đội.