Sau khi thống nhất các nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn Lư Trường Thành. Bên cạnh nguồn nhân công 'khủng', một số chuyên gia ước tính nhà Tần bỏ ra hơn 600 tỉ Nhân dân tệ để xây dựng công tŕnh này.
Vạn Lư Trường Thành ở Trung Quốc là công tŕnh nhân tạo dài nhất thế giới, với chiều dài lên tới 21.196,18 km. Điều thú vị là công tŕnh này không được xây dựng và hoàn thành dưới một triều đại duy nhất.
Trên thực tế, Vạn Lư Trường Thành được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc trong hơn 22 thế kỷ. Phần di tích c̣n tới ngày nay chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Theo đó, Vạn Lư Trường Thành đến nay đă hơn 2.300 năm tuổi.
Trong số các triều đại tham gia xây dựng Vạn Lư Trường Thành, đáng chú ư là giai đoạn của Tần Thủy Hoàng. Vị hoàng đế này đă thống nhất các nước chư hầu và trở thành nhà vua đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất. V́ vậy, về sau, ông đă cho xây dựng nhiều công tŕnh "khủng" bao gồm Vạn Lư Trường Thành.
Theo các sử liệu, vào năm 220 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng ra lệnh xóa hết biên giới giữa các nước chư hầu và các bức tường ở phía bắc được kết nối thành Vạn lư Trường Thành.
Trước đó, những dấu vết đầu tiên về Vạn lư Trường Thành đă có từ giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc.
Theo lệnh Tần Thủy Hoàng, hàng trăm ngàn người được huy động xây dựng Vạn lư Trường Thành dài khoảng 4.800 km với lộ tŕnh từ Sơn Hải Quan cho đến tỉnh Cam Túc.
Ở một số khu vực, tường thành được xây dày hơn để gia cố an ninh. Bức tường thành cao khoảng 10m với các thành lũy nằm rải rác cùng với các tháp canh kiên cố.
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, ước tính có khoảng 400.000 người bỏ mạng trong quá tŕnh xây dựng Vạn lư Trường Thành dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Không chỉ huy động nguồn nhân lực lớn, Tần Thủy Hoàng c̣n trích một khoản tiền cực khủng từ trong ngân khố để xây dựng Vạn lư Trường Thành, bảo vệ lănh thổ khỏi các thế lực thù địch phương Bắc.
Các chuyên gia ước tính Tần Thủy Hoàng chi hơn 600 tỉ nhân dân tệ (theo tỷ giá ngày nay) để hoàn thành công tŕnh kỳ vĩ trường tồn đến ngày nay.