Dân Mỹ đọc tên các nạn nhân, làm t́nh nguyện và tham gia các sự kiện kỷ niệm 21 năm vụ khủng bố 11/9 khiến gần 3.000 người thiệt mạng.
Hồi chuông và phút mặc niệm bắt đầu lễ tưởng niệm ngày 11/9 tại khu vực nơi hai ṭa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York đổ sập trong vụ tấn công 21 năm trước. Thân nhân các nạn nhân và giới chức cũng tới dự lễ tưởng niệm tại hai khu vực khác là Lầu Năm Góc và cánh đồng ở bang Pennsylvania.
Các cộng đồng trên khắp nước Mỹ kỷ niệm vụ tấn công ngày 11/9 với những buổi cầu nguyện dưới ánh nến, những nghi lễ tôn giáo và hoạt động tưởng niệm khác. Một số người Mỹ tham gia vào dự án t́nh nguyện trong Ngày Ái quốc và Ngày Phục vụ và Tưởng nhớ Quốc gia.
Thành viên Sở cứu hỏa New York cầm quốc kỳ Mỹ trong lễ tưởng niệm vụ tấn công 11/9. Ảnh: AFP.
Hơn hai thập kỷ trước, vụ tấn công 11/9 trở thành sự kiện khiến Mỹ tái cơ cấu chính sách an ninh quốc gia và phát động "cuộc chiến chống khủng bố" trên toàn thế giới.
Trước lễ kỷ niệm khoảng một tháng, quân đội Mỹ điều máy bay không người lái (UAV) hạ Ayman al-Zawahri, một thành viên chủ chốt của nhóm al-Qaeda và là người hỗ trợ lên kế hoạch vụ tấn công 11/9.
Vụ tấn công 11/9 khiến dân Mỹ đoàn kết trong một thời gian, song cũng khiến những tín đồ đạo Hồi tại nước này hứng chịu nghi ngờ và phân biệt trong nhiều năm.
Sự kiện này cũng gây ra tranh căi về tính cân bằng giữa an ninh và tự do dân sự. Hậu quả của vụ tấn công 11/9 được nhận định là lan rộng trên khắp chính trường lẫn đời sống dân Mỹ tới tận hôm nay.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến đặt ṿng hoa và phát biểu tại Lầu Năm Góc, một trong những địa điểm bị tấn công hơn 20 năm trước.
Đệ nhất Phu nhân Jill Biden sẽ phát biểu tại Shanksville, Pennsylvania, nơi một chiếc máy bay rơi xuống sau khi hành khách và phi hành đoàn cố gắng xông vào buồng lái khi những tên không tặc hướng tới thủ đô Washington.
'Người đàn ông rơi' ám ảnh vụ 11/9. Video: Time.
Phó tổng thống Kamala Harris cùng Đệ nhị Phu quân Doug Emhoff tham gia buổi lễ tại Đài Tưởng niệm Quốc gia 11/9 tại thành phố New York. Tuy nhiên, theo truyền thống, không chính khách Mỹ nào phát biểu trong buổi lễ này, thay vào đó thân nhân sẽ đọc to tên của các nạn nhân.
Những người tham dự buổi lễ tại New York thường thêm vào nhận xét cá nhân của họ, tạo thành cảm xúc lẫn lộn trong ngày 11/9 với nỗi đau buồn, tức giận, kêu gọi ḷng yêu nước, hy vọng về ḥa b́nh, đôi khi đề cập đến lễ tốt nghiệp, đám cưới, con cái và cuộc sống hàng ngày mà các nạn nhân không c̣n cơ hội trải qua.
Một số người nhận định rằng nước Mỹ, vốn xích lại gần nhau sau vụ tấn công 11/9, giờ đối mặt nguy cơ chia rẽ. Nhận định được đưa ra trong bối cảnh các cơ quan thực thi pháp luật và t́nh báo Mỹ, vốn được tái cơ cấu để tập trung chống khủng bố quốc tế sau vụ tấn công 11/9, nay lại coi mối đe dọa của chủ nghĩa cực đoan bạo lực trong nước cấp thiết không kém.