Hăng thông tấn trung ương KCNA ngày 9/9 đưa tin, Triều Tiên đă thông qua một luật mới chính thức tuyên bố là quốc gia hạt nhân và cho phép thực hiện quyền tấn công phủ đầu bằng hạt nhân để tự vệ.
Chủ tịch Kim Jong Un khẳng định, luật mới đă thiết lập vị thế của Triều Tiên là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và điều này không thể đảo ngược, đồng thời ngăn chặn bất cứ cuộc đàm phán phi hạt nhân nào.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh các nhà quan sát dự đoán Triều Tiên đang chuẩn bị nối lại hoạt động thử nghiệm hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm 2017. Theo các nhà phân tích, bất chấp hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ-Triều cùng cuộc gặp của ông Kim Jong Un với các nhà lănh đạo khác vào năm 2018, 2019, Triều Tiên vẫn không từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Theo KCNA, Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên đă thông qua luật mới vào ngày 8/9. “Ư nghĩa quan trọng nhất của việc lập pháp chính sách vũ khí hạt nhân là vạch ra một ranh giới không thể đảo ngược để không có sự thương lượng về vũ khí hạt nhân của chúng ta”, nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố. Ông khẳng định Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ chương tŕnh hạt nhân ngay cả khi quốc gia này phải đối mặt với các lệnh trừng phạt kéo dài 100 năm.
Triều Tiên từng tuyên bố nước này là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trong hiến pháp, nhưng luật mới c̣n tiến xa hơn khi nêu rơ những trường hợp cần sử dụng vũ khí hạt nhân, trong đó có việc đáp trả một cuộc tấn công hoặc ngăn chặn một cuộc xâm lược.
Đáp trả chiến lược Chuỗi tiêu diệt của Hàn Quốc
Giới phân tích cho rằng, việc Triều Tiên thông qua luật mới về vũ khí hạt nhân nhiều khả năng là để đáp trả chiến lược “Chuỗi tiêu diệt (Kill Chain)” của Hàn Quốc. Theo đó, nếu phát hiện một cuộc tấn công sắp xảy ra, Hàn Quốc sẽ thực hiện cuộc tấn công phủ đầu nhằm vào hệ thống chỉ huy và cơ sở hạ tầng hạt nhân của Triều Tiên. Chủ tịch Kim Jong Un cho rằng “Chuỗi tiêu diệt” – một phần của chiến lược quân sự 3 mũi nhọn đang được thúc đẩy dưới thời Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol là dấu hiệu cho thấy t́nh h́nh an ninh trên Bán đảo Triều Tiên đang xấu đi và B́nh Nhưỡng phải chuẩn bị cho kịch bản căng thẳng kéo dài.
Một quan chức tại Hội đồng Nhân dân Tối cao Triều Tiên cho biết, luật này sẽ là một sự đảm bảo mạnh mẽ về mặt pháp lư giúp củng cố vị thế của Triều Tiên là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và đảm bảo “tính minh bạch, nhất quán và tiêu chuẩn” trong chính sách hạt nhân của nước này.
Rob York – chuyên gia tại Diễn đàn Thái B́nh Dương có trụ sở tại Hawaii nhận định: “Việc làm rơ các điều kiện sử dụng vũ khí hạt nhân là rất hiếm. Luật mới giúp khẳng định vị thế của Triều Tiên, cho thấy mức độ coi trọng vũ khí hạt nhân và sự cần thiết của vũ khí này đối với sự tồn tại của Triều Tiên”.
Điểm khác biệt của luật mới
Luật ban đầu được ban hành năm 2013 quy định Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân để đẩy lùi hành động xâm lược hoặc cuộc tấn công của một quốc gia thù địch và thực hiện các cuộc tấn công đáp trả. Nhưng luật mới đă vượt ra ngoài khuôn khổ này, khi cho phép tiến hành cuộc tấn công phủ đầu bằng hạt nhân nếu phát hiện một cuộc tấn công sắp xảy ra bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc nhằm vào các "mục tiêu chiến lược" của đất nước.
Ông Chad O'Carroll, người sáng lập trang web theo dơi Triều Tiên NK News cho rằng: “Mục đích của Triều Tiên là buộc các nhà hoạch định quân sự của Hàn Quốc và Mỹ phải suy nghĩ về một loạt hành động đối phó rộng răi hơn so với trước đây”.
Giống phiên bản cũ, luật mới cam kết sẽ không sử dụng hạt nhân đe dọa các quốc gia phi hạt nhân trừ khi họ liên kết với một quốc gia có vũ khí hạt nhân để tấn công Triều Tiên. Luật mới cũng đồng thời cấm mọi hành vi chia sẻ vũ khí hoặc công nghệ hạt nhân với các nước khác, nhằm giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân bằng cách ngăn chặn những tính toán sai lầm của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, KCNA nêu rơ.
Theo giới phân tích, một mục tiêu khác của ông Kim Jong Un là muốn cộng đồng quốc tế công nhận “Triều Tiên là một quốc gia hạt nhân có trách nhiệm”.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đă đề nghị đối thoại với nhà lănh đạo Kim Jong Un bất cứ thời điểm nào, ở bất cứ địa điểm nào. C̣n Tổng thống Hàn Quốc Yoon suk-yeol cho biết nước này sẽ cung cấp một lượng lớn viện trợ kinh tế nếu B́nh Nhưỡng từ bỏ chương tŕnh hạt nhân. Trước đó, hôm 8/9, Seoul đă đề nghị tổ chức cuộc đàm phán với Triều Tiên về việc tổ chức đoàn tụ cho các gia đ́nh bị ly tán do chiến tranh Triều tiên 1950-1953. Nếu diễn ra, đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên dưới thời Tổng thống Yoon suk-yeol dù quan hệ hai bên đang leo thang căng thẳng.
Tuy nhiên, Triều Tiên đă bác bỏ những các đề xuất trên, cho rằng Mỹ và đồng minh luôn duy tŕ "chính sách thù địch" đối với nước này, chẳng hạn như áp đặt các biện pháp trừng phạt và tổ chức các cuộc tập trận chung làm suy yếu an ninh trong khu vực.
Trước động thái mới của Triều Tiên, ông Leif-Eric Easley, Phó Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Ewha Womans ở Seoul nhận định: “Nỗi lo về một t́nh huống xung đột là điều thúc đẩy B́nh Nhưỡng thông qua luật mới về vũ khí hạt nhân, nhưng điều đó có khả năng làm trầm trọng thêm cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á khi các quốc gia khác thúc đẩy hành động để chống lại mối đe dọa từ Triều Tiên”.
VietBF @ Sưu tầm