Mỹ, Nga đấu khẩu về vũ khí phương Tây bơm cho Ukraine. Trong khi Đại sứ Nga chỉ trích phương Tây bơm vũ khí cho Ukraine trong "cuộc chiến ủy nhiệm" th́ Washington chỉ trích đây là nỗ lực đánh lạc hướng của Moskva.
Trong phiên họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 8/9 về xung đột tại Ukraine, đại sứ Nga Vasily Nebenzya chỉ trích Mỹ và châu Âu "phát động cuộc chiến ủy nhiệm lớn nhất" nhằm vào Nga thông qua Ukraine.
Ông Nebenzya dẫn các "ước tính ôn ḥa nhất của giới chuyên gia", cáo buộc Mỹ và đồng minh đă chi tổng cộng khoảng 20 tỷ USD để hỗ trợ quân sự cho Ukraine chỉ trong tháng 8.
Ngoài ra, truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Tổng thống Joe Biden dự định đề xuất thêm 20 tỷ USD ngân sách khẩn cấp cho Ukraine trong quư đầu năm 2023.
Phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 7/9 tại trụ sở ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP.
"Người Ukraine liên tục bị tẩy năo để tin rằng nước này có thể lật ngược t́nh thế trong chiến dịch quân sự và đánh bại Nga khi sử dụng vũ khí tiên tiến của phương Tây", ông Nebenzya nói, cho rằng chính điều này đă gây ra hậu quả "bi thảm" đối với Ukraine.
"Tôi muốn nói rằng vũ khí phương Tây không đóng vai tṛ quyết định trên chiến trường, dù ai có tuyên bố ǵ đi chăng nữa", ông Nebenzya nói.
Trong khi đó, phó đại sứ Mỹ tại LHQ Richard Mills bác bỏ cáo buộc của Nga rằng phương Tây đang kéo dài hoặc leo thang chiến sự tại Ukraine. Ông Mills chỉ trích đây là "nỗ lực gây hoài nghi nhằm làm chệch hướng" khỏi trách nhiệm của Nga là "bên phát động cuộc xung đột tàn khốc và không cần thiết, khiến thế giới cùng phải trả giá".
Đại sứ Pháp tại LHQ Nicolas de Riviere, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo An, khẳng định hỗ trợ quân sự cho Ukraine "sẽ tiếp tục trong thời gian tới khi chiến dịch quân sự của Nga c̣n diễn ra, cũng như chúng tôi tiếp tục hỗ trợ nhân đạo và chính trị cho Ukraine".
Trong cuộc họp, Izumi Nakamitsu, trợ lư Tổng thư kư LHQ phụ trách giải trừ quân bị, cho biết việc Ukraine nhận vũ khí và thiết bị quân sự từ các nước khác được công khai từ khi chiến sự bùng phát hồi tháng 2.
Bà Nakamitsu nói đă có nhiều thông tin được xác minh về việc vũ khí hạng nặng, trong đó có pháo phản lực, được chuyển cho các nhóm dân quân ở Ukraine sử dụng.
"Ḍng vũ khí quy mô lớn được chuyển tới các khu vực xung đột làm dấy lên nhiều lo ngại, trong đó có nguy cơ chúng bị chuyển tới nơi khác", thậm chí có thể rơi vào tay các nhóm khủng bố ở châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi, bà Nakamitsu cảnh báo.
Cảnh Sảng, phó đại sứ Trung Quốc tại LHQ, nhận định chuyển giao vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ làm phức tạp thêm cuộc xung đột. Ông Cảnh cũng cảnh báo xung đột tại những nơi như Afghanistan và Somalia cho thấy vũ khí phương Tây cung cấp có thể dễ dàng rơi vào tay các nhóm khủng bố và phiến quân.
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine". Các nước thành viên NATO do Mỹ dẫn đầu cung cấp cho Ukraine nhiều gói viện trợ quân sự, trong đó có pháo phản lực, pháo tự hành, lựu pháo, tên lửa chống tăng, tên lửa pḥng không vác vai và nhiều vật tư quân sự khác.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên NATO, ngày 8/9 chỉ trích phương Tây coi thường và theo đuổi những chính sách khiêu khích Nga, nhận định đây không phải là điều đúng đắn.
Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy tŕ quan hệ tốt với Nga, giữ quan điểm trung lập về chiến dịch quân sự và từ chối trừng phạt nước này. Mặt khác, Ankara tiếp tục cung cấp vũ khí và UAV vũ trang cho Ukraine, trong đó có mẫu Bayraktar TB-2.
VietBF@ sưu tập
|