Nhiều dây chuyền công nghệ đang được mở tại Việt Nam trong khi ở Trung Quốc, một số nhà máy bỏ hoang, công nhân lắp ráp smartphone thất nghiệp.
Theo ThinkChina, câu hỏi liệu Việt Nam có trở thành công xưởng mới của thế giới đang thu hút chú ư trên các diễn đàn trực tuyến của Trung Quốc. Trang này cũng trích bài viết với tiêu đề "Tạm biệt Trung Quốc, xin chào Việt Nam" trên báo FAZ của Đức để củng cố lập luận rằng ngay cả báo chí quốc tế cũng đánh giá "Việt Nam đang nổi lên là điểm đến tốt và rẻ hơn" cho các ông lớn sản xuất công nghệ toàn cầu.
CEO Apple Tim Cook tại một nhà máy của Luxshare năm 2017. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Sina cho rằng các thông tin liên tục xuất hiện gần đây như Apple lần đầu sản xuất Apple Watch, MacBook tại Việt Nam; Samsung chuẩn bị sản xuất linh kiện bán dẫn ở nhà máy Thái Nguyên; tập đoàn chip Synopsys của Mỹ mở rộng hoạt động ở Việt Nam... càng khiến vấn đề được quan tâm hơn. Ngược với đó là bức tranh kém sôi động tại thị trường lắp ráp smartphone Trung Quốc. Nhu cầu mua sắm điện thoại giảm, trong khi một số nhà sản xuất lớn lần lượt chuyển một phần dây chuyền sang Đông Nam Á và các quốc gia lân cận. Nhiều công nhân lắp ráp smartphone ở Trung Quốc mất việc, một số nói họ thấy nấm mọc trong khu xưởng bỏ hoang.
"Một số nhà máy ở Đông Quan đă đóng cửa cho thấy sức cạnh tranh không lại với các nhà máy ở Việt Nam. Họ có nguồn nhân công giá rẻ, có tiềm năng thay thế Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới", tài khoản Zhang Lei b́nh luận trên Weibo tuần này.
ThinkChina cũng dẫn lời một số chủ doanh nghiệp nói quá tŕnh chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam đă bắt đầu từ cuối năm 2018. Nhiều công ty muốn giảm thiểu rủi ro về chuỗi cung ứng nên đă chuyển đến Việt Nam.
Charles Wong, Giám đốc Superior EMS Limited - công ty chuyên sản xuất dây chuyền tự động hóa của Hong Kong và đang đặt nhà máy tại Hải Dương, cho biết họ từng có hơn hai thập niên đầu tư tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đến tháng 3/2020, công ty chuyển nhà máy sang Việt Nam. "Không có nhiều khác biệt nên chúng tôi dễ dàng thích nghi. Chúng tôi buộc mở rộng nhà máy ở quốc gia này theo yêu cầu của khách hàng. Nhiều đối tác muốn chuyển trọng tâm hoạt động ra ngoài Trung Quốc khoảng 3-4 năm trước. Họ lo lắng chuỗi cung ứng có thể bị ảnh hưởng trong tương lai nếu không đặt nhà máy ở nhiều quốc gia khác nhau", Wong giải thích.
Dù vậy, một số chuyên gia nhận định vị trí công xưởng thế giới của Trung Quốc là không thể thay thế. SCMP dẫn lời giáo sư kinh tế Yao Yang tại Đại học Bắc Kinh: "Không có ǵ phải lo lắng về các ngành sản xuất ở Trung Quốc đang phát triển sang Đông Nam Á. Bất chấp lo ngại do khả năng sản xuất ngày càng tăng của Việt Nam, Trung Quốc sẽ vẫn giữ danh hiệu công xưởng của thế giới trong ít nhất 30 năm nữa".
C̣n Giáo sư Tang Jie, cựu Phó thị trưởng Thâm Quyến, lại nhận định: "Trung Quốc phải thận trọng về việc xuất khẩu của Việt Nam vượt qua Thâm Quyến. Chúng ta không thể chỉ nói với các công ty rằng 'đừng đi', thay vào đó cần tạo ra một môi trường tốt hơn để tạo điều kiện cho các công ty phát triển chuỗi giá trị".
Theo Global Times, Trung Quốc không nên đánh giá thấp sự cạnh tranh từ Việt Nam và vẫn cần liên tục cải thiện môi trường thị trường để thu hút và giữ chân đầu tư nước ngoài, tăng cường mối quan hệ bổ trợ về sản xuất với Việt Nam. C̣n Việt Nam thực sự có thể hưởng lợi bao nhiêu từ việc chuyển dịch sản xuất của Trung Quốc c̣n tùy vào khả năng "hấp thụ" các khoản đầu tư mới. Điều quan trọng là phải phải cải thiện được cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh.
"Các khoản đầu tư nước ngoài mới, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và công nghệ cao, sẽ giúp biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất lớn của khu vực. Quốc gia này có thể tận dụng xu hướng dịch chuyển này để biến ḿnh thành một điểm quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu", ThinkChina b́nh luận.