Người mua ô tô cần phải đọc thật kỹ các điểm mấu chốt trong hợp đồng trước khi đặt bút kư để tránh rắc rối khi có những trục trặc xảy ra.
Doanh nghiệp ô tô, đại lư bị chấn chỉnh
Mua bán ô tô, kư kết hợp đồng với đại lư chính hăng là việc tưởng chừng như rất đơn giản, chỉ đặt bút kư, chuyển tiền cho đại lư rồi chờ đến ngày nhận xe. Tuy nhiên, nếu không chú ư đến các điều khoản trong hợp đồng mua xe ô tô, hợp đồng đặt cọc mua xe, người tiêu dùng có thể gặp phải một số bất lợi, gây khó chịu, thậm chí là bức xúc trong quá tŕnh mua xe.
Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đă có công văn gửi tới các công ty nhập khẩu xe ô tô do nhận được phản ánh của người tiêu dùng về điều khoản bất hợp lư trong hợp đồng mua bán xe ô tô.
Cụ thể, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc một số hợp đồng giao kết với người tiêu dùng liên quan đến việc mua bán xe ô tô (hợp đồng đặt cọc mua xe, hợp đồng mua xe ô tô) của một số hăng xe hoặc đại lư bán xe có các nội dung không phù hợp theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như: Cho phép bên bán xác định giá mua bán xe tại thời điểm kư kết hợp đồng mua bán (là thời điểm diễn ra sau khi kư hợp đồng đặt mua xe).
Căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 99/2011/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đă có công văn gửi các công ty nhập khẩu ô tô, đề nghị rà soát các bản hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung (như: hợp đồng đặt mua xe, thỏa thuận đặt cọc, hợp đồng mua bán…) và các hợp đồng theo mẫu khác đă giao kết với người tiêu dùng để đảm bảo các điều khoản hợp đồng tuân thủ quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.
Bên cạnh đó, trường hợp phát hiện các điều khoản trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiện giao dịch chung vi phạm theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010, các công ty có trách nhiệm sửa đổi, hủy bỏ nội dung vi phạm và thông báo cho người tiêu dùng đă giao kết hợp đồng.
Điều khoản trên đă gây bức xúc cho người tiêu dùng, khiến cơ quan quản lư phải có động thái quyết liệt để điều chỉnh. Đây cũng là bài học cho thấy việc người tiêu dùng cần phải đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng mua bán ô tô trước khi đặt bút kư.
Các điểm khác cần lưu ư trong hợp đồng mua bán ô tô
Ngoài điều khoản trên đă được đề nghị sửa đổi, trao đổi với PV Xe Giao thông, giám đốc một đại lư ô tô lớn tại Hà Nội cho biết, trước khi đặt bút kư vào hợp đồng mua bán xe, người tiêu dùng và cả đại lư nên chú ư kỹ tới một số thông tin ghi trên hợp đồng.
Đầu tiên là giá cả và hàng hoá. Hàng hoá ở đây bao gồm các thông tin về t́nh trạng xe (ví dụ mới 100%), năm sản xuất. Tiếp đến là h́nh thức thanh toán trả thẳng hay trả góp, thanh toán bao nhiều lần và thời gian thực hiện việc thanh toán. Thứ ba là thời điểm bàn giao xe là khi nào. Cuối cùng là thời gian bảo hành của xe.
“Về thời gian bàn giao xe thông thường sẽ do 2 bên đàm phán và ghi vào hợp đồng. Khách hàng chỉ kư sau khi đă đọc kỹ hợp đồng. Thường nếu xe không có sẵn th́ bên bán sẽ chủ động đề nghị thời gian giao xe, có thể chỉ ghi “dự kiến”. C̣n nếu xe có sẵn, giao được ngay th́ bên mua sẽ quyết định thời gian giao xe”, vị giám đốc đại lư cho biết.
Trao đổi với Xe Giao thông, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chia sẻ, khi làm hợp đồng, khách hàng cần xem thật kỹ các điều khoản, bởi có thể sẽ bị gài các nội dung bất lợi. Ví dụ như thời gian giao xe, đại lư ghi “dự kiến” th́ thực tế hoàn toàn có thể giao chậm hơn và khách hàng khó có thể bắt bẻ.
“C̣n nếu chắc chắn đại lư làm sai hợp đồng, khách hàng có thể khiếu nại tới hăng hoặc thậm chí khởi kiện. Đây là điều không hăng xe nào mong muốn”, vị đại diện nói.
Theo chuyên gia ô tô Nguyễn Minh Đồng, trường hợp đại lư thực hiện sai hợp đồng, “gợi ư” mua thêm phụ kiện hay mua với giá cao hơn để nhận xe sớm, khách hàng có thể chụp lại (hoặc ghi âm) đoạn hội thoại với nhân viên tư vấn, gửi đơn phản ánh cho hăng xe và Cục Bảo vệ người tiêu dùng nhờ xử lư.
Chuyên gia Nguyễn Minh Đồng cũng cho biết, tại nước ngoài hiếm khi xảy ra t́nh trạng đại lư phá hợp đồng hay thực hiện sai hợp đồng. Lư do bởi nếu có t́nh trạng này, khách hàng sẽ khởi kiện và đại lư sẽ phải đền bù số tiền rất lớn.
|