Theo như không ai có thể biết được cuộc chiến này sẽ c̣n kéo dài bao lâu. Nhưng theo giới quan sát, có một điều chắc chắn là trong bối cảnh bất định này, chủ nhân điện Kremlin vẫn đang làm chủ cuộc chơi, kể từ hôm nay, 24/08/2022, là đúng sáu tháng tổng thống Nga Vladimir Putin tiến hành « chiến dịch quân sự đặc biệt » chống Ukraina. Một cuộc chiến mà cho đến giờ không ai biết được mục tiêu của Nga là ǵ.

Xe tăng của quân Nga bị tàn phá : chiến lợi phẩm được phô trương tại thủ đô Kiev trong ngành lễ Quốc Khánh Ukraina 24/08/2022. AP - Evgeniy Maloletka
Sáu tháng chiến tranh, hàng triệu người Ukraina phải di tản. Từ 70 – 80 ngàn binh sĩ Nga thiệt mạng, theo thẩm định của Lầu Năm Góc và hơn 9.000 lính Ukraina tử trận, theo tuyên bố của Kiev. Sáu tháng chiến dịch, quân Nga dường như không tiến được nhiều và chiến tuyến vẫn không mấy dịch chuyển.
Đại tá Peer de Jong, phó chủ tịch viện Themiis, trên đài truyền h́nh CNEWS của Pháp phân tích, tuyên bố « tạm ngưng chiến dịch » của Vladimir Putin có thể v́ ba lư do : Thứ nhất, cuộc chiến này đă giết chết 15 ngàn binh sĩ Nga (theo như t́nh báo phương Tây) và ông Putin có thể lo ngại phản ứng của công luận. Thứ hai là trên b́nh diện ngoại giao. Nga bảo toàn thắng thế về lănh thổ (Donbass, Crimée) để có được lợi thế thương lượng và phát triển các mối quan hệ với Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, châu Phi… Giả thuyết thứ ba là về mặt quân sự : Quân đội Nga đă chịu tổn thất nặng nề và cần hồi phục sức mạnh.
Tuy nhiên, theo CNN, điều làm cho một số nhà quan sát ngạc nhiên nhất chính là khả năng « xuyên tạc », bóp méo thực tế của Nga.
Thứ nhất là trên b́nh diện tuyên truyền, theo đó, các tầu chiến của Nga không bị tên lửa của Ukraina đánh ch́m và các căn cứ của Nga bị nổ là do tai nạn. Chính v́ vậy, các số liệu thăm ḍ cho thấy sự ủng hộ của công luận Nga đối với « chiến dịch quân sự đặc biệt » và với chủ nhân điện Kremlin là rất cao. Cả hai viện thăm ḍ, một của nhà nước (WCIOM) và một cơ quan độc lập (Levada – Center) đều đưa ra một con số là trên 80%, bất chấp việc kiểm duyệt gắt gao báo chí độc lập cũng như việc bắt bớ những người phản đối chiến tranh.
Thứ hai, trong bối cảnh Matxcơva bị cô lập đối với nền kinh tế toàn cầu do các lệnh trừng phạt, và phần lớn các nguồn đầu tư của phương Tây vào Nga đă rời đất nước, làm ảnh hưởng nhiều lĩnh vực kinh tế như hàng không… nhưng hệ thống tài chính của Nga vẫn chưa sụp đổ và sự lo lắng của người tiêu dùng cũng chưa biến thành bất ổn chính trị như dự báo của lănh đạo Viện Yale School of Management gần đây.
Đó là v́ từ nhiều năm qua, nguyên thủ Nga cùng với các nhà kỹ trị đă nghiên cứu t́m cách chống đỡ các trừng phạt kinh tế, cho thay thế nhập khẩu bằng cách phát triển các sản phẩm nội địa, « cây nhà lá vườn » và một hệ thống thanh toán để tránh bị cô lập về tài chính. Và đặc biệt là cho dù ông Putin có thể là người quyết định mọi việc, bất kể hậu quả kinh tế có ra sao do các lệnh trừng phạt, th́ hàng ngũ các nhà tài phiệt Nga ủng hộ ông Putin vẫn không hề tan ră.
Trước những khả năng kháng cự cũng mạnh mẽ không kém ǵ người dân Ukraina, những nước ủng hộ Ukraina và cả chính quyền Kiev đành phải chuyển sang gây khó với người dân Nga mà một trong những biện pháp đang được nhắm tới là ngưng cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Nga. Liệu rằng giải pháp này có thể làm thay đổi hành vi của người dân Nga hay không ? Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong một phát biểu tại Oslo cảnh báo các lănh đạo châu Âu nên tách bạch rơ ràng về vấn đề này v́ hành động gây chiến với Ukraina là « cuộc chiến của ông Putin » chứ không phải là từ « người dân Nga ».
Trong bức tranh ảm đạm này, theo CNN, rơ ràng Vladimir Putin vẫn sống sót trước sự hắt hủi, tẩy chay của nhiều nhà lănh đạo thế giới. Nguyên thủ Nga sẵn sàng chơi một tṛ chơi dài hơi với Mỹ và phương Tây. Ông Putin tin rằng trong sáu tháng tới, người dân châu Âu sẽ phải trả giá năng lượng cao hơn, có khả năng gây áp lực với các chính phủ của họ trong việc thúc đẩy Ukraina phải tuân theo một thỏa thuận ḥa b́nh theo ư của Nga.