Yếu tố duy nhất giúp Anh khác biệt với một nền kinh tế mới nổi là một cuộc khủng hoảng tiền tệ. Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ rơi vào cuộc suy thoái dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 từ quư IV tới.
Bất ổn về chính trị, gián đoạn chuỗi cung ứng, khủng hoảng năng lượng, và lạm phát leo thang khiến cho nước Anh ngày càng giống “một nền kinh tế mới nổi”, Ngân hàng đầu tư Saxo, Đan Mạch, nhận định.
Ngân hàng trung ương Anh (BoE) tuần trước cảnh báo nền kinh tế Anh sẽ rơi vào cuộc suy thoái dài nhất kể từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 từ quư IV tới, kéo tụt tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia này hơn 2,1%. Trong khi đó, lạm phát được dự báo đạt đỉnh ở ngưỡng 13% vào tháng 10 năm nay.
Đáng chú ư, ngân hàng này dự báo kinh tế Anh sẽ không sớm phục hồi sau giai đoạn suy thoái này khi dự báo GDP tại thời điểm giữa năm 2025 vẫn thấp hơn 1,75% so với ngưỡng hiện tại.

Người dân Anh đang phải trải qua một cuộc khủng hoảng chi phí sống nghiêm trọng. Ảnh: Getty.
Trong báo cáo nghiên cứu vào công bố ngày 8/8, Trưởng nhóm phân tích vĩ mô của ngân hàng Saxo Christopher Dembik nhận định nước Anh “ngày càng giống một nền kinh tế mới nổi.”
Thủ tướng mới sẽ ra mắt người dân Anh vào ngày 5 tháng 9 tới sau khi ông Boris Johnson từ chức, với hai ứng cử viên Đảng Bảo thủ Liz Truss và Rishi Sunak đang khẩn trương chạy đua để trở thành chủ nhân mới của số 10 phố Downing. Ngoài việc khuyết vị trí người đứng đầu chính phủ, quốc gia này c̣n phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng chi phí sống nghiêm trọng nhất trong lịch sử, kéo tụt mức sống của người dân.
Mức giá trần năng lượng tại Anh dự kiến sẽ tăng thêm 70% vào tháng 10 tới, kéo chi phí hóa đơn năng lượng trung b́nh hàng năm của quốc gia này lên trên ngưỡng 3.400 bảng (tương đương 4.118 USD), đẩy hàng triệu hộ gia đ́nh vào cảnh nghèo đói. Mức giá này dự kiến tiếp tục tăng vào đầu năm tới..
Quốc gia này cũng đang phải đối mặt t́nh trạng đứt găy ḍng chảy thương mại gây ra bởi Brexit và đại dịch Covid-19.
Dembik cho biết yếu tố duy nhất giúp Anh khác biệt với một nền kinh tế mới nổi là một cuộc khủng hoảng tiền tệ, nhờ vào sự ổn định của đồng bảng trong suốt thời gian qua dù phải đối diện với không ít “cơn gió chướng”.
“Đồng bảng Anh chỉ giảm 0,7% so với đồng euro và 1,5% so với USD trong tuần qua. Đánh giá của chúng tôi là: sau khi thành công duy tŕ được tính ổn định trong giai đoạn hậu Brexit, không có nhiều yếu tố có thể khiến giá trị đồng tiền này rơi tự do ”.
Tuy nhiên, ông nhận định khó khăn vẫn đang bủa vây lấy kinh tế Anh trong thời gian tới. Ví dụ, số lượng xe ôtô đăng kư mới, thường được coi như một chỉ dấu hàng đầu phản ánh sức khỏe của nền kinh tế Anh, đă giảm từ 1,835 triệu xe vào tháng 7/2021 xuống c̣n 1,528 triệu xe vào cùng kỳ năm nay.
“Đây là mức thấp nhất kể từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Suy thoái sẽ kéo dài, sâu, rộng, và không sớm kết thúc. Đây là điều đáng lo ngại nhất theo quan điểm của chúng tôi", Dembik chia sẻ.
“Suy thoái là điều mà Brexit chưa thể một ḿnh làm được, nhưng cùng với đại dịch Covid và lạm phát leo thang, điều đó sẽ sớm xảy ra. Kinh tế Anh đang đổ vỡ”, ông nói.
Theo ngân hàng này, niềm an ủi đối với kinh tế Anh chính là đợt tăng lăi suất tiếp theo của BoE vào tháng 9/2022, lần tăng lăi suất thứ 7 liên tiếp, có thể là đợt tăng lăi suất cuối cùng.
“Ngoài thị thị trường việc làm, xuất hiện một số các dấu hiệu cho thấy lạm phát có thể đang bắt đầu hạ nhiệt”, Dembik chia sẻ.
“Thêm vào đó, viễn cảnh về một cuộc khủng hoảng kéo dài (5 quư tăng trưởng âm bắt đầu từ quư IV/2022 cho đến quư IV/2023) chắc chắn sẽ khiến BoE thận trọng hơn trong mỗi quyết định chính sách tiền tệ của ḿnh”
Tác động lâu dài
Ngân hàng này cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ để lại những tác động lâu dài đối với xă hội Anh.
"Hăy tưởng tượng hoàn cảnh của các sinh viên mới tốt nghiệp khi tham gia lực lượng lao động vào tháng 10/2009. Họ được an ủi rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm đó chỉ là một sự cố hiếm gặp. Và hiện tại, khi ở độ tuổi ngoài 30, họ lại trải qua một giai đoạn khó khăn chưa từng có của nền kinh tế”, Dembik chia sẻ.
“Trong hai năm qua, họ phải đối mặt với một nền kinh tế mà ở đó thu nhập suy giảm mạnh, khả năng sở hữu một căn nhà vượt khỏi tầm tay, hai năm cách ly xă hội v́ Covid-19, hóa đơn năng lượng và tiền thuê nhà tăng cao. Và giờ đây, họ c̣n phải đối mặt với một cuộc suy thoái dự báo sẽ kéo dài. Điều này sẽ đẩy không ít người dân Anh vào cảnh nghèo đói và tuyệt vọng”, ông nói.
BoE dự báo thu nhập khả dụng thực tế sau thuế của các hộ gia đ́nh sẽ giảm 3,7% trong giai đoạn 2022-2023, trong đó, các hộ gia đ́nh thu nhập thấp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Dembik nhấn mạnh những nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) chỉ ra rằng các hộ gia đ́nh nghèo nhất ở Anh chịu tác động nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng chi phí sống tại châu Âu.
tin kinh tế