Dưới đây là 3 thói quen đơn giản của những người sống lâu nhất thế giới mà bạn có thể áp dụng ngay từ bây giờ.
Dan Buettner – nhà nghiên cứu nổi tiếng người Mỹ đă nghiên cứu thói quen của những người sống ở các ‘vùng xanh’, nơi có nhiều người sống lâu và khỏe mạnh nhất thế giới. Theo Buettner, các ‘vùng xanh’ bao gồm Okinawa (Nhật Bản), Sardinia (Ư), Nicoya (Costa Rica), Ikaria (Hy Lạp) và Loma Linda (Mỹ).
Buettner chia sẻ với đài CNBC của Mỹ rằng những thay đổi nhỏ trong thói quen hàng ngày, từ cách bạn dành thời gian ăn trưa đến việc có giữ liên lạc với bạn bè hay không, cũng có thể tạo ra một sự khác biệt lớn về tuổi thọ, đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi cuộc sống của hầu hết mọi người bị thay đổi đáng kể.
Dưới đây là 3 thói quen hàng đầu từ các vùng xanh mà Buettner khuyên bạn nên bắt đầu ngay từ bây giờ để có một cuộc sống khỏe mạnh và dài lâu.
1. Có ít nhất 3 người bạn
Kết nối xă hội góp phần tăng tuổi thọ. Ảnh minh họa
Nghiên cứu nổi tiếng của Harvard đă chỉ ra những người có mối quan hệ thân thiết với người khác sống lâu hơn những người sống cô đơn.
Buettner nói: “Nếu bạn mất kết nối với xă hội hoặc bạn không có 3 người bạn có thể trông cậy vào một ngày tồi tệ, th́ tuổi thọ của bạn sẽ giảm đi khoảng 8 năm so với một người có kết nối xă hội tốt”.
Ngay cả những cuộc gọi điện video cũng có tác động tích cực: “Nếu cuộc tṛ chuyện có nội dung giàu cảm xúc, th́ nó vẫn có giá trị”, ông Buettner cho biết.
“Trong những ngày trước đại dịch, chúng ta sẽ nghỉ trưa và thường đi ăn với đồng nghiệp”, Buttner nói. Tuy nhiên, trong thời kỳ đại dịch, việc gặp mặt sẽ trở nên khó khăn hơn, và ông Buettner đề xuất bạn nên có một cuộc gọi điện video vào giữa ngày với những người mà bạn quan tâm.“Hăy biến nó thành một phần thói quen hàng ngày của bạn”, Buettner nói.
2. Thường xuyên đi bộ
Nhiều nghiên cứu ủng hộ việc tập thể dục giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và tử vong, nhưng bạn không cần phải đi xe đạp hay đến pḥng tập gym để gặt hái những lợi ích này.
Buettner nói: “Những người ở các vùng xanh đi bộ mỗi ngày và họ đạt đến 100 tuổi mà không cần đến các thiết bị tập luyện hay bất kỳ cuộc thi thể thao nào”.
Những người đi bộ đến trạm xe buưt hoặc ga tàu để đi làm có nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch thấp hơn. Bạn có thể để một đôi giày ngay trước cửa nhà ‘để liên tục nhắc nhở bạn phải sử dụng chúng’, Buttner nói.
Đi bộ trong thời gian xảy ra đại dịch là một cách dễ dàng để tập thể dục an toàn ngoài trời, cũng như giao lưu với những người xung quanh. Tiến sĩ, nhà miễn dịch học người Mỹ Anthony Fauci cho biết ông đi bộ khoảng 5,6 km mỗi ngày để giảm căng thẳng sau giờ làm việc.
Các nghiên cứu đă chỉ ra đi bộ giúp tăng cường khả năng sáng tạo, cải thiện trí nhớ và thậm chí giúp bạn dễ ngủ.
3. Ngủ trưa 20 phút
Buettner cho biết những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa là điều rất phổ biến ở nhiều vùng xanh.
Buettner nói: “Những người ngủ trưa ít nhất 20 phút, 5 ngày một tuần, có tỷ lệ mắc bệnh tim thấp hơn khoảng ⅓ so với những người không ngủ trưa”.
Sau một giấc ngủ ngắn, bạn thường cảm thấy tỉnh táo hơn và có nồng độ hormone căng thẳng cortisol thấp hơn. Theo thời gian, những người ngủ trưa thường xuyên cũng ít gặp phải t́nh trạng viêm nhiễm hơn trong cơ thể, ông Buettner nói thêm. T́nh trạng viêm nhiễm mạn tính kéo dài là nguyên nhân gây ra một số bệnh.
Tuy nhiên, ngủ trưa quá lâu sẽ không tốt cho sức khỏe. Ch́a khóa để tránh t́nh trạng uể oải là chỉ ngủ trưa trong 20 phút, theo National Sleep Foundation. Các nghiên cứu cho thấy những giấc ngủ ngắn có thể tăng hiệu suất công việc lên đến 34% và cải thiện sự tỉnh táo lên đến 54%.
VietBF @ Sưu tầm