Có bao giờ bạn thấy lo lắng về những sợi tóc bạc ngày càng nhiều trên đầu của mình? Lão hóa tuy có thể là điều đáng sợ đối với con người, nhưng tại sao chúng ta lại sợ hãi nó?
Khi bạn đang ở độ tuổi cuối những năm 20, một khi có ai đó hỏi về tuổi của mình, bạn lại càng bị xoáy vào suy nghĩ lo lắng về việc mình sẽ sớm bước sang tuổi 30. Thời gian đang trôi qua rất nhanh, khi còn bé, bạn ước được lớn nhanh, tưởng tượng về một cuộc sống tự do độc lập khi rời khỏi vòng tay cha mẹ. Vậy mà giờ đây, khi đang ở một cột mốc của cuộc đời, bạn hình dung mình sẽ sớm trở thành một bà già, một ông già với làn da nhăn nheo, với những gánh nặng về trách nhiệm, và cảm thấy ít nhiều đau đớn. Bạn không phải là người duy nhất có lối suy nghĩ như vậy.
Có nhiều người đang cảm thấy bị thất vọng về việc thoát ra khỏi sinh lực của tuổi trẻ tuổi trẻ và vấn đề lão hóa hóa cơ thể đang diễn ra từ từ. Họ đang liên kết sự lão hóa với vẻ đẹp tàn phai và sự mất giá trị nói chung. Nhiều người còn lo sợ rằng, tuổi càng cao đồng nghĩa với việc sức khỏe và sự minh mẫn sẽ không thể tránh khỏi bị suy giảm.
Liệu xã hội mà bạn đang sống có bận tâm đến người già?
Hầu hết các cảm xúc của đa số người đối với quá trình lảo hóa là tiêu cực. Phần lớn điều này dựa trên nỗi sợ hãi, lo lắng, buồn bã và thất vọng. Nhưng tại sao phải như vậy, khi mà sự già đi của cơ thể cũng từng giúp cho chúng ta được trải nghiệm cuộc sống và khôn ngoan hơn, hoặc ít ra là có tích lủy khá nhiều kinh nghiệm sống?
Để bắt đầu xem xét vấn đề này, hãy tự đặt bản thân mình trong một xã hội. Bởi có rất nhiều chế độ xã hội vẫn đối xử rất sòng phẳng, tử tế với vấn đề tuổi tác. Các phương tiện truyền thông ở phương Tây bao gồm sách, phim, nhạc cũng như bạn bè và gia đình chúng ta luôn tôn vinh tuổi trẻ và luôn quan tâm đến tuổi già. Tuy có thể xảy ra sự phân biệt đối xử ở một bộ phận nào đó trong xã hội, được gọi là
"chủ nghĩa tuổi tác", nơi mà mọi người được đánh giá dựa trên độ tuổi của họ.
Nhận thức của xã hội về sự lảo hóa có thể dẫn đến cái nhìn định kiến đối với người già
Theo một nghiên cứu dựa trên Khảo sát của Hiệp hội Châu Âu, sự phân biệt tuổi tác được coi là hình thức phân biệt đối xử phổ biến nhất, phổ biến hơn cả sự phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính. Thậm chí có thể gây ra sự căng thẳng mãn tính có thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý của một cá nhân, do đó ảnh hưởng đến hoạt động về nhận thức, cũng như đời sống xã hội của nhiều người cao tuổi hơn.
Đáng buồn hơn nữa, người ta đang mô tả quá trình lão hóa của con người như một điều gì đó cần phải ngăn chặn hoặc làm chậm nó lại. Nhiều quảng cáo sử dụng thuật ngữ
"chống lão hóa" để thu hút bạn, và đôi khi thậm chí khiến cho các khách hàng sợ hãi khi nghĩ rằng họ bắt buộc phải dùng những sản phẩm đó. Thông điệp
"Hãy trẻ mãi không già, nếu bạn có thể làm được" hiện đang được các phương tiện trong truyền thông nhắc đến thường xuyên, chúng ta gần như được nghe hằng ngày. Từ các
phương pháp botox đến laser đến cấy tóc, thị trường chống sự lão hóa tiếp tục mở rộng vô thời hạn. Không có gì ngạc nhiên khi biết rằng thị trường chống sự lão hóa dự kiến sẽ đạt giá trị 88,30 tỷ USD vào năm 2026.
Những người trẻ đang cảm thấy thế nào về vấn đề lão hóa?
Nỗi ám ảnh của chúng ta về phương diện sắc đẹp thúc đẩy sự gia tăng số lượng người trải qua các liệu trình chống lão hóa để được trông trẻ hơn
Phần lớn thị trường chống sự lão hóa này đều nhắm đến đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Nỗi sợ bị già dường như đang khá nổi bật trong giới trẻ mê làm đẹp của chúng ta, những người đang đo lường giá trị bản thân bằng những ánh nhìn ngưỡng mộ hay những lượt like và comment trên mạng xã hội.
Không giống với những người lớn tuổi (thường là 65 tuổi trở lên), những người có quan điểm về tuổi già dựa trên kinh nghiệm cá nhân của họ, những người trẻ (15-24 tuổi) nhìn nhận về tuổi già chỉ dựa trên những gì mà họ quan sát được. Nếu bạn lớn lên và thấy những người già bị coi như một gánh nặng, chắc có lẽ bạn sẽ bớt hào hứng với việc sẽ già đi sau này.
Cũng khó có thể hình dung được bạn sẽ như thế nào ở tuổi 50 khi bạn còn đang lứa tuổi 20. Bạn băn khoăn mình sẽ như thế nào, bạn sẽ tự hỏi xem mình có gia đình chưa, có con không, công việc ra sao và bạn đang sống ở đâu. Một tương lai như vậy có thể khá xa lạ với con người hiện tại của mình và khó tưởng tượng nếu không quay vào một vòng xoáy hiện sinh.
Theo một nghiên cứu, khi nói về bản thân, những người trẻ tuổi mong đợi trở thành ngoại lệ đối với những định kiến mà họ có về người lớn tuổi. Tuy nhiên, những kỳ vọng như vậy thường thiếu thực tế và do vậy sẽ tạo ra nhiều vấn đề.
"Chủ nghĩa tuổi tác" có ảnh hưởng đến trẻ em hay không?
Những định kiến tiêu cực do cha mẹ và người thân truyền đạt đã hình thành từ rất sớm trong thời thơ ấu của trẻ thơ
Hoàn toàn có, hơn nữa, những nhận thức tiêu cực này còn bắt đầu khá sớm. Những kinh nghiệm chúng ta có rất sớm trong cuộc đời, thường để lại những ấn tượng lâu dài trong tâm trí của chúng ta. Những trải nghiệm như vậy sẽ định hình nhận thức của các cá nhân đối với quá trình lảo hóa và thường trở thành những định kiến nội tại của chính bản thân một ai đó, khiến cho trẻ em trở thành đối tượng dễ bị tổn thương nhất bởi cứ luôn nghe nói về
"chủ nghĩa tuổi tác" này.
Khi trẻ em và thanh thiếu niên được yêu cầu đáng giá các thuật ngữ mà họ sẽ sử dụng để mô tả một người từ một nhóm tuổi cụ thể, những người cao tuổi nhất hóa ra lại bị đánh giá tiêu cực nhất. Một nghiên cứu khác cho thấy, hầu hết trẻ em từ 8 tuổi trở lên nhìn nhận và phân loại người lớn tuổi, người già là những người xấu xí và ốm yếu.
Và chính những người già cũng thường tự coi mình kém hạnh phúc. Trẻ em thường liên tưởng người lớn tuổi với sự suy giảm về sức khỏe thể chất và tâm lý, da và dáng vẻ đều kém đi, giảm thính giác, thiếu kiên nhẫn, tính khí xấu và không có khả năng đối phó với căng thẳng. Điều đó nói rằng, chúng không hoàn toàn sai khi đưa ra những sự phân biệt này.
Suy giảm sức khỏe sẽ làm phức tạp quá trình lão hóa
Tuổi già thường đi kèm với những suy giảm sức khỏe thể chất, ngoài những điều kiện tiêu cực có liên quan đến tuổi già, chúng làm phức tạp thêm quá trình lão hóa. Đặc biệt, lứa tuổi trung niên có thể có nhiều khó khăn và áp lực hơn, vì sẽ đi kèm với việc quản lý công việc, hôn nhân, cha mẹ già đi và con cái thì có thể chưa trưởng thành, đòi hỏi nhiều công sức dạy dổ hơn. Khi trách nhiệm tăng lên, sẽ có ít thời gian hơn để tham gia vào các hoạt động mà những người ở độ tuổi này từng ấp ủ.
Tuổi già thường đi kèm với sự gia tăng về khuyết tật và sự suy giảm đáng kể về sức khỏe thể chất
Tuy nhiên, kịch bản này bị đảo ngược khi xảy ra với những người lớn tuổi (65 tuổi trở lên). Khi bước qua tuổi nghỉ hưu, những người lớn tuổi sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi. Chúng ta vẫn thường nói với nhau, tuổi già là thời điểm bạn thực sự bắt đầu theo đuổi những hoạt động hoặc sở thích đã từng phải từ bỏ trước kia, để có thể xây dựng sự nghiệp hoặc nuôi dạy con cái. Đáng buồn là quá trình này không êm đềm như chúng ta tưởng tượng, ngoài việc sức khỏe thể chất đã giảm sút, tuổi già thường đi kèm với sự cô đơn, buồn chán và lo lắng.
Khi ở độ tuổi này, chúng ta thường đi dự đám tang nhiều hơn đám cưới. Mất người thân, khuyết tật về thể chất, nhan sắc xấu đi và những thay đổi khác về ngoại hình đều dẫn đến đời sống xã hội bị giảm sút. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lớn tuổi thường bị coi là
"cứng nhắc và cô đơn" và gần một phần ba người Mỹ coi tuổi từ 60 trở lên là "những năm tồi tệ nhất trong cuộc đời của một cá nhân". (
*vì họ đã lãng phí tuổi thanh xuân của mình trong các sinh hoạt đời sống bừa bãi, khiến cho đủ loại bệnh tật sẽ phát sinh ra từ 40 tuổi trở lên)
Vấn đề lão hóa, liệu có thực sự đáng sợ không?
Vậy, tuổi già có thực sự là khoảng thời gian tồi tệ nhất trong cuộc đời chúng ta? Không hẳn như vậy. Những người lớn tuổi cũng rất được giới trẻ yêu mến, họ có thể bộc lộ những tính cách sôi nổi và những câu chuyện hấp dẫn nhất để chia sẻ, giống như ông bà của bạn vậy. Bạn lớn lên cùng với họ, đi trên những chặng đường dài, sống qua những khoảng thời gian thú vị qua lời họ nói và tận hưởng từng phút giây bên họ. Nhiều người lớn tuổi cũng được thấy đã trãi qua một cuộc sống tương đối hạnh phúc và viên mãn. Đó chính là lý do để nói rằng, không phải tất cả các trải nghiệm về lão hóa đều là tồi tệ hoặc quá đáng sợ.
Trên thực tế, sự trải nghiệm về lão hóa của một người diễn ra như thế nào được quyết định bởi cả yếu tố cá nhân và môi trường sinh sống. Nhận được những tình yêu thương và sự ấm áp từ các thành viên trong gia đình, tiếp cận với các cơ sở chăm sóc tốt sẽ bảo đảm tốt cho sức khỏe người cao tuổi. Cơ sở hạ tầng tốt, đặc biệt dễ dàng tiếp cận phương tiện giao thông công cộng, là những điều kiện cần thiết để người già thoải mái và giải quyết được nhiều nhu cầu hàng ngày.
Ở một số quốc gia, người già được chào đón niềm nỡ hơn so với những người trẻ tuổi
Nơi sống và văn hóa địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định tình cảm của những người cao tuổi đối với vấn đề lão hóa. Chẳng hạn như ở ở Hồng Kông, những người lớn tuổi được coi là những người cởi mở và bao dung hơn. Ở những nơi khác, họ được đánh giá là vượt trội về kinh nghiệm sống, quyền hạn và trí tuệ. Lavretsky gọi những người già là
"hình mẫu về khả năng phục hồi tốt" vì có thể họ đã từng phải đối mặt với những rủi ro và mối đe dọa lớn trong suốt cuộc đời dài của họ.
Tuy nhiên, ở những quốc gia khác như Hoa Kỳ, quan niệm về vấn đề lão hóa lại khá trái chiều, họ vừa xem những người già là những người
ấm áp (mặt tích cực) nhưng lại là những người
thiếu năng lực (mặt tiêu cực). Bất chấp những thái độ chủ yếu tiêu cực về tuổi già của xã hội, trải nghiệm hoặc quá trình lão hóa có thể khá phong phú ở từng cá nhân, nếu mỗi người ý thức về mục đích sống giúp bảo đảm sức khỏe tinh thần tốt hơn, qua đó có thể nâng cao được tuổi thọ lên rất nhiều.
Có những cuộc nghiên cứu đã tiết lộ ra những nhận thức tiêu cực nhằm chống lại sự lão hóa. Khi kết luận cho rằng, mặc dù sức khỏe thể chất có suy giảm, nhưng những người lớn tuổi lại có đời sống tinh thần tốt hơn những người trẻ tuổi. Hai chuyên gia nghiên cứu Read và Carstensen đề xuất rằng, khi con người già đi họ đầu tư nhiều nguồn lực tâm lý hơn vào các hoạt động có ý nghĩa về mặt cảm xúc, thay vì để cho những hoạt động tiêu cực chi phối trong sinh hoạt đời sống.
Việc chống lại những định kiến tiêu cực đối với tuổi già có thể là một thách thức rất lớn đối với xã hội, nhưng đó là vấn đề cấp thiết để duy trì chất lượng cuộc sống tốt cho người cao tuổi. Người già nếu luôn được chăm sóc, một nơi làm việc thân thiện, có mối giao tiếp tốt với các thành viên trong gia đình, hiểu biết về quá trình lão hóa nói chung, đều có thể giúp tạo ra một môi trường sinh sống lành mạnh hơn cho chính họ.