Theo vào hôm nay, 01/08/2022, Trung Quốc đă lại lớn tiếng cảnh cáo nhân vật lănh đạo đứng hàng thứ ba trong chính quyền Hoa Kỳ là không được ghé Đài Loan nếu không muốn quan hệ Mỹ-Trung phải gánh chịu những “hậu quả rất nghiêm trọng” đúng vào lúc chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi bắt đầu chuyến công du châu Á.

Tổng thống Thái Anh Văn tiếp phái đoàn nghị sĩ Mỹ tại phủ tổng thống, Đài Bắc, Đài Loan, ngày 15/04/2022. AP
Phản ứng gay gắt của Bắc Kinh tỷ lệ thuận với tâm trạng tức tối trước chủ trương cố hữu của Washington là duy tŕ một t́nh trạng “mơ hồ chiến lược” trên vấn đề Đài Loan trong cách đối phó với Trung Quốc.
Trong những ngày qua, từ khi báo chí Mỹ tiết lộ khả năng bà Nancy Pelosi có thể ghé thăm Đài Loan nhân ṿng công du Châu Á, Bắc Kinh đă đánh phủ đầu bằng những lời cảnh báo liên tiếp về nguy cơ chuyến thăm đó có thể làm quan hệ Mỹ-Trung xấu đi thêm.
Hôm nay, lời lẽ của Bắc Kinh đặc biệt cứng rắn hẳn lên khi phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc mang Quân Đội ra hù dọa Mỹ, khẳng định rằng: “Giải Phóng Quân Nhân Dân Trung Quốc sẽ không bao giờ ngồi yên, và Trung Quốc sẽ có những phản ứng kiên quyết và những biện pháp đối phó mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của ḿnh”.
Theo giới quan sát, phản ứng của Trung Quốc đă trở nên đặc biệt gay gắt trong bối cảnh Bắc Kinh hoàn toàn không biết là bà Pelosi có sẽ ghé Đài Loan hay không. Sau một thời gian dài duy tŕ sự mơ hồ về chương tŕnh của ḿnh ở châu Á, măi hôm qua, Chủ Nhật 31/07, bà Pelosi mới xác nhận là sẽ dẫn đầu “một phái đoàn Quốc Hội Hoa Kỳ đến vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương”, cụ thể là đến Singapore, Malaysia, Hàn Quốc và Nhật Bản, nhưng không thấy nói đến Đài Loan.
Theo hăng tin Pháp AFP, vấn đề là chuyến thăm Đài Loan của các quan chức Mỹ cao cấp thường được giữ bí mật cho đến giờ phút chót, và chỉ được loan báo khi phi cơ chở phái đoàn hạ cánh xuống ḥn đảo.
Một bài viết trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm nay đă nêu lên khả năng bà Pelosi “viện lư do khẩn cấp như máy bay bị hỏng hoặc cần tiếp tế nhiên liệu” để hạ cánh xuống sân bay Đài Loan trong chuyến công du châu Á. Trên mạng Twitter, Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), một nhân vật diều hâu, cựu tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo, cảnh cáo: “Nếu bà ấy ( Pelosi ) dám ghé Đài Loan, đó sẽ là thời điểm châm ng̣i cho thùng thuốc súng ở eo biển Đài Loan”.
Theo AFP, Bắc Kinh sẽ coi chuyến ghé thăm Đài Loan, dù chỉ ngắn gọn, của chủ tịch Hạ Viện Mỹ là một hành động khiêu khích, v́ bà hiện là một trong ba nhân vật cấp cao nhất của nhà nước Mỹ và là một trong những nhân vật nặng kư trong đời sống chính trị Mỹ. Phải trở ngược về năm 1997 mới thấy một chủ tịch Hạ Viện Mỹ khác thăm Đài Loan, cụ thể là ông Newt Gingrich, thuộc đảng Cộng Ḥa.
“Mơ hồ chiến lược”
Hoa Kỳ hiện đang áp dụng cái gọi là đường lối ngoại giao “mơ hồ chiến lược” trên vấn đề Đài Loan, công nhận một chính phủ Trung Hoa duy nhất, tức là chính quyền Bắc Kinh, đồng thời tiếp tục hỗ trợ Đài Bắc về quân sự, nhưng không cho biết liệu có bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự hay không, trong trường hợp ḥn đảo bị Trung Quốc xâm lược. Chính quan niệm này cho đến nay đă giúp duy tŕ sự ổn định nhất định trong khu vực.
Về trường hợp bà Pelosi, vấn đề khá rắc rối: Chủ tịch Hạ Viện là nhân vật chủ chốt trong đảng Dân Chủ của tổng thống Joe Biden, và khả năng bà ghé Đài Loan sẽ làm phức tạp thêm nhiệm vụ ngoại giao của Mỹ, vốn đang cố không làm cho quan hệ với Trung Quốc tồi tệ thêm.
Tuần trước, trong cuộc trao đổi trực tiếp hiếm hoi với tổng thống Mỹ, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă kêu gọi Joe Biden là không nên “đùa với lửa”, trong lúc một phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc đă cảnh cáo rằng việc bà Nancy Pelosi ghé Đài Loan là một hành động vượt qua “lằn ranh đỏ”.
Thế nhưng, đối với Kharis Templeman, một chuyên gia về Đài Loan tại Viện Hoover ở Hoa Kỳ, Bắc Kinh “đă hiểu sai về nền chính trị Mỹ” và “đă phá hỏng thông điệp của ḿnh” với phản ứng dữ dội liên quan đến bà Pelosi. Theo chuyên gia này, “tổng thống Mỹ không kiểm soát được chủ tịch Hạ Viện, hay bất kỳ thành viên nào khác của Quốc Hội”.