Các chuyên gia IMF dự đoán những biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể chia rẽ nền kinh tế toàn cầu thành các khối địa chính trị tách biệt.
IMF cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực và có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái. Ảnh: Getty Images
Kênh truyền h́nh RT dẫn báo cáo của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) vừa công bố mới đây cho biết chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào t́nh trạng phân mảnh địa chính trị.
Báo cáo nêu rơ: “Một rủi ro nghiêm trọng đối với triển vọng trung hạn là xung đột ở Ukraine sẽ góp phần gây phân mảnh nền kinh tế thế giới thành các khối địa chính trị với các tiêu chuẩn công nghệ, hệ thống thanh toán xuyên biên giới và tiền tệ dự trữ khác biệt”.
Theo IMF, sự chia rẽ như vậy sẽ ngăn cản cộng đồng quốc tế cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Nhóm tác giả cảnh báo: “Sự phân mảnh cũng có thể làm giảm hiệu quả của hợp tác đa phương để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, với nguy cơ cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay có thể trở thành điều b́nh thường”.
Báo cáo lưu ư rằng các rủi ro kinh tế và tài chính truyền thống đă trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraine và những hậu quả của nó. Những rủi ro này bao gồm ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc và giá năng lượng phi mă.
Tuy nhiên, theo báo cáo, tại thời điểm hiện nay, việc thương mại toàn cầu phục hồi hơn dự kiến kể từ khi xảy ra dịch COVID-19 có thể được coi là một dấu hiệu tích cực.
Dù vậy, IMF cảnh báo các biện pháp trừng phạt ngày càng thắt chặt nhằm vào Nga cuối cùng sẽ dẫn đến việc Moskva giảm xuất khẩu dầu ra thị trường toàn cầu và khiến ḍng xuất khẩu khí đốt của Nga chảy sang châu Âu giảm xuống c̣n 0. Điều này sẽ khiến lạm phát tăng liên tục trên toàn cầu, hay thắt chặt các điều kiện tài chính khi các chính phủ đang nỗ lực đối phó với t́nh trạng giá cả tăng cao.
“Trong kịch bản này, cú sốc sẽ có tác động rộng răi, v́ giá hàng hóa toàn cầu cao hơn, và điều kiện tài chính, tiền tệ thắt chặt hơn sẽ ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, mặc dù ở các mức độ khác nhau. Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt trong kịch bản này, với năm 2023 tăng trưởng khu vực gần như bằng không”, IMF tuyên bố.
Theo các nhà phân tích, việc kiềm chế lạm phát nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định v́ sự chậm trễ sẽ chỉ làm trầm trọng thêm t́nh h́nh.
Ngày 26/7, IMF đă hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu năm 2022 xuống 3,2%, so với mức dự báo 3,6% mà tổ chức này đă đưa ra hồi tháng 4. IMF cho biết GDP toàn cầu thực sự giảm trong quư II do suy giảm kinh tế ở Trung Quốc và Nga. IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 từ mức 3,6% đưa ra hồi tháng 4 xuống 2,9% do tác động của chính sách tiền tệ bị thắt chặt.
Theo dự báo của IMF, Mỹ sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 2,3% năm 2022 và 1% năm 2023. Kể từ tháng 4, IMF đă 2 lần hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ do nhu cầu giảm ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
IMF cũng giảm mạnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 3,3% từ mức 4,4% đưa ra hồi tháng 4, do dịch COVID-19 bùng phát dẫn tới nhiều thành phố lớn ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này áp đặt phong tỏa, khiến hoạt động sản xuất và làm t́nh trạng gián đoạn chuỗi cung ứng thế giới trở nên trầm trọng hơn.