Thăm ḍ từ Hiệp hội Tâm thần Mỹ (APA) cho thấy nỗi lo lắng về lạm phát và mất thu nhập đang gia tăng, đặc biệt ở những người đă có gia đ́nh, con cái.
Tiến sĩ Timothy B. Sullivan, chủ nhiệm khoa Tâm thần học và Hành vi tại Đại học Staten Island (Mỹ) nói: "Khi con người cảm thấy mất kiểm soát với những thứ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, điều này không chỉ gây ra đau khổ về mặt tâm lư mà c̣n có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất".
Carmen Nicole Katsarov, giám đốc điều hành tại tổ chức Behavioral Health Integration giải thích, khi ai đó bị giảm khả năng chi trả những thứ cơ bản liên quan đến cuộc sống như lương thực và nhà ở, điều đó có thể dẫn đến cảm giác tuyệt vọng, thậm chí làm tăng khả năng mắc chứng sức khỏe tâm thần nghiêm trọng, đặc biệt khi họ không thể nh́n thấy lối thoát cho hoàn cảnh của ḿnh.
Vậy làm thế nào để đối phó với lo lắng lạm phát?
Đừng để bị hoảng hốt bởi quá nhiều các luồng thông tin tiêu cực
Quá nhiều những thông tin tiêu cực được cập nhật mỗi ngày có thể làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng, gia tăng lo ngại, cảm giác thiếu động lực... Do đó, tốt nhất là bạn nên giới hạn sự quan tâm đối với chúng.
Củng cố hiểu biết về tài chính
Việc hiểu biết về tài chính bao gồm nắm được t́nh h́nh tài chính của ḿnh, điều chỉnh hành vi (cách bạn chi tiêu và tiết kiệm phù hợp). Chuyên gia tài chính chỉ ra, bạn cần chuẩn bị cho ḿnh một phương án rơ ràng và thiết lập lại kế hoạch tài chính cá nhân. Nếu thói quen chi tiêu từ năm ngoái không c̣n phù hợp, bạn nên nh́n vào thực tế để thay đổi.
Klenotic, chuyên gia về tài chính của Mỹ, chỉ ra rằng bạn nên sử dụng quy tắc 50/30/20 để lập ngân sách, trong đó 50% là chi phí cố định như tiền thuê nhà, tiền điện nước, xe cộ; 30% dành cho chi tiêu linh hoạt như đi cửa hàng tạp hóa, giải trí hoặc mua sắm, 20% dành cho tiết kiệm.
Kiểm tra lại t́nh trạng tài chính, điều chỉnh hành vi tiêu dùng sẽ giúp bạn đối phó với lạm phát tốt hơn. Ảnh minh họa: Healthline.
Đừng hoảng sợ về các khoản nợ
Trả nợ ngay lập tức là điều không thực tế, nhất là trong bối cảnh bạn đang gặp khó khăn tài chính, phải "thắt lưng buộc bụng". Bạn có thể xem xét lại khoản nợ, t́m cách giăn nợ bằng cách t́m hiểu các gói cho vay với lăi suất tốt hơn. Bạn có thể thương lượng với người cho ḿnh vay để thay đổi cách trả tiền cho linh hoạt, phù hợp hơn với thực tế.
Dựa vào gia đ́nh, bạn bè thân thiết
Tiến sĩ Sullivan nói rằng chia sẻ những lo lắng tài chính với bạn bè hoặc gia đ́nh là một cách tốt. "Không có ǵ sai khi dựa vào gia đ́nh và bạn bè để được hỗ trợ. Điều quan trọng là phải cho những người thân thiết với bạn biết bạn đang gặp căng thẳng và cần họ giúp đỡ", ông nói.
Thay v́ một ḿnh chịu đựng khó khăn, nên cùng gia đ́nh trao đổi cởi mở, lập ra kế hoạch tài chính phù hợp với thu nhập mỗi thành viên có, trong bối cảnh lạm phát.
Kết nối với cộng đồng
Trong trường hợp bạn gặp quá nhiều khó khăn, việc kết nối với cộng đồng có thể mở ra cho bạn nhiều cơ hội tốt hơn, ví dụ thuê được nhà giá rẻ hơn, mua thực phẩm ở nơi giá cả mềm, có được sự hỗ trợ tiện ích và nguồn thực phẩm...