Ngủ ngồi, tự uống kẽm, vitamin C, kiêng sữa… là cách chữa ho tại nhà nên dừng thực hiện v́ có thể không có tác dụng.
Ho là phản xạ tự nhiên hoặc có chủ đích để tống dịch nhầy nhằm làm sạch đường thở; có thể do cổ họng bị kích ứng tạm thời với thực phẩm, môi trường lạnh, khói bụi, thuốc lá... Người bị ho có thể tự giảm triệu chứng khi dừng tiếp xúc với tác nhân này như giảm ăn đồ ăn vị cay, hạn chế ngồi pḥng điều ḥa lạnh... và vệ sinh tai mũi họng thường xuyên.
Thông thường người bị ho có thể tự hết, không cần dùng thuốc nhưng t́nh trạng ho vẫn kéo dài, nặng hơn có thể là dấu hiệu của bệnh lư cần đi khám. Tuy nhiên, hiện nay có một số cách sau khi chữa ho tại nhà cần tránh, pḥng triệu chứng trở nặng.
Ngủ ngồi
Một số người có thể bị ngứa họng và ho nhiều hơn khi nằm xuống nên họ ngủ ngồi và quấn khăn quanh cổ để giảm cơn ho. Tuy nhiên, ThS.BS Nguyễn Thị Hương, khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cho biết, cách làm này không có tác dụng. Hơn nữa, tư thế ngủ ngồi gây ảnh hưởng giấc ngủ, dễ dẫn đến sa sút tinh thần, giảm hiệu quả công việc khi thức dậy, ngủ ngồi kéo dài c̣n gây biến dạng cột sống.
Bác sĩ Hương khuyên, người bệnh có thể ngủ kê cao đầu hơn so với b́nh thường, nằm ngửa và có thể quấn khăn mỏng giữ ấm vùng cổ... Bạn nên loại bỏ các tác nhân gây dị ứng cho mũi và họng như vệ sinh nhà cửa, mở cửa thoáng ban ngày và dùng máy tạo ẩm không khí ban đêm để vỗ về giấc ngủ. Giấc ngủ sâu sẽ giúp hệ miễn dịch mau phục hồi, nhanh khỏi bệnh.
Uống thực phẩm bổ sung kẽm, vitamin C
Bác sĩ Hương chia sẻ, các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc uống bổ sung kẽm và vitamin C khi ho tuy không gây tác dụng phụ nhưng cũng không giúp giảm triệu chứng. Người trưởng thành có thể cải thiện ho bằng cách đơn giản như súc miệng với nước muối ấm pha loăng, tránh đến nơi có nhiều khói bụi, khói thuốc lá và giữ nơi ở sạch thoáng. Trẻ dưới 2 tuổi bị ho, cha mẹ có thể chăm sóc con như ngày thường, lưu ư vệ sinh sạch cơ thể và nơi con sinh hoạt, cho con ăn thức ăn ấm mềm đủ chất dinh dưỡng.
Nếu không chắc chắn về cách chăm sóc khi trẻ nhỏ ốm hoặc ho, cha mẹ nên đưa con đến khám Tai Mũi Họng hoặc bác sĩ Nhi khoa để được hướng dẫn cụ thể.
Không được uống sữa khi ho
Bác sĩ Hương chia sẻ thêm, cho đến nay, chưa có nghiên cứu cho thấy uống sữa làm tăng cơn ho. Bệnh nhân bị ho nhiều sau khi uống một số chất lỏng có thể do thức uống quá lạnh hoặc quá đặc, gây kéo đờm họng, ngứa họng. Bạn nên uống thêm nhiều nước để làm loăng các thực phẩm, giúp phổi và các bộ phận bên trong cơ thể vận hành tốt hơn. Các thức uống ấm như nước lọc ấm cũng hỗ trợ giảm tắt nghẽn cổ họng và tan đờm.
Cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong chữa ho
Một trong những cách tự nhiên mà nhiều phụ huynh thường dùng là cho con uống mật ong khi ho, ngứa họng. Tuy nhiên, bác sĩ Hương lưu ư không nên cho trẻ dưới một tuổi uống mật ong v́ cơ địa của trẻ nhạy cảm, các thành phần tự nhiên của mật ong có thể gây dị ứng. Đối với trẻ từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi, cha mẹ có thể cho con uống khoảng hai th́a nhỏ mật ong nhưng không lạm dụng.
Cha mẹ cũng có thể rửa mũi, vệ sinh họng cho trẻ bằng nước muối sinh lư. Tuy nhiên, cần thực hiện đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng gây nguy hiểm cho trẻ. Bạn nên hạn chế để con tiếp xúc với các nguồn không khí độc hại như hít phải khói thuốc lá thụ động.
Khi bị ho lâu không khỏi và xuất hiện triệu chứng thở mệt hay tức ngực, người bệnh nên thăm khám sớm với bác sĩ. Với trẻ nhỏ, nếu ho kéo dài, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc Nhi khoa để bác sĩ t́m nguyên nhân và điều trị phù hợp.