Mướp đắng giúp giảm lượng đường trong máu, giảm mức độ chất béo và mức đường huyết trung b́nh trong 2-3 tháng (A1C) ở bệnh nhân tiểu đường.
Theo các nhà khoa học Mỹ, mướp đắng giàu vitamin và khoáng chất, có tính kháng khuẩn, chất chống oxy hóa. Mướp đắng được dùng để pḥng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, ung thư, viêm loét, táo bón... Nghiên cứu của Bangladesh chỉ ra rằng, mướp đắng có chứa các hợp chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Naresuan (Thái Lan) đă theo dơi những người bệnh tiểu đường tuưp hai dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần và có mức đường huyết giảm so với lúc ban đầu. Các nhà nghiên cứu kết luận, mướp đắng có chứa các chất ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu, hoạt động tương tự như insulin. Một nghiên khác của Nigeria c̣n phát hiện ra ăn lá mướp đắng (5-20% khẩu phần ăn) cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Mướp đắng có chứa các chất ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu. Ảnh: Freepik.
Mướp đắng cũng làm giảm mức A1C ở bệnh nhân tiểu đường (mức đường huyết trung b́nh trong khoảng 2-3 tháng). Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Philippines đă theo dơi 40 người bệnh tiểu đường tham gia, chia thành hai nhóm gồm: uống hai viên bổ sung mướp đắng ba lần một ngày và uống giả dược mỗi ngày trong ba tháng. Kết quả cho thấy, nhóm uống viên bổ sung mướp đắng có mức A1C giảm ít. Trong khi, nhóm uống giả dược không có sự thay đổi.
Theo Medical News Today, người bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các phần của nó (nhử hạt, ruột, vỏ...). Tuy nhiên, mọi người chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-100 ml nước mướp đắng (nước ép, sinh tố) hoặc không quá một quả nhỏ mỗi ngày. Nếu dùng chất bổ sung mướp đắng (viên nén, bột, nước) th́ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ.
Tiêu thụ quá nhiều mướp đắng dưới dạng thực phẩm hoặc chất bổ sung, bạn có thể gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy. Nếu đang sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh cần theo dơi chặt chẽ lượng đường trong máu pḥng trường hợp mướp đắng tương tác với thuốc điều trị làm hạ đường huyết. Phụ nữ mang thai không dùng mướp đắng v́ có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt, sẩy thai.
Ngoài khả năng chống oxy hóa và chống tiểu đường, mướp đắng c̣n chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như: chất đạm, carbohydrate, khoáng chất (canxi, magiê, phốt pho, kẽm), vitamin (A, B, C).
Mướp đắng có nhiều lợi ích, tuy nhiên với một số người, loại quả này quá đắng, khó ăn. Để giảm vị đắng, bạn có thể áp dụng các mẹo như gọt bớt vỏ bề mặt, bỏ ruột và hạt, ngâm trong sữa chua một giờ trước khi chế biến, nấu với các loại rau như khoai tây, hành tây để làm loăng mùi vị.
Người bệnh tiểu đướng khi chế biến mướp đắng, nhất là nước ép và sinh tố nên tránh thêm đường hoặc thêm muối khi nấu ăn. Đường có thể làm tăng lượng đường trong máu, c̣n muối có thể dẫn đến huyết áp cao và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, hai biến chứng của bệnh tiểu đường.