Các hăng lớn của Pháp duy tŕ phong độ trong nửa đầu 2022, bất chấp khủng hoảng dồn dập là tựa lớn của nhiều báo Pháp. Lính biên pḥng Liên Âu bị tố đàn áp dân di cư, Macron ‘‘phản công’’ Nga tại châu Phi là các chủ đề chính khác. Về Ukraina, nhiều bài viết dành cho chủ đề cuộc chiến truyền thông của Nga, chiến thuật tấn công vào thường dân của Matxcơva, hay đóng góp to lớn của Ba Lan trong việc tiếp nhận người tị nạn.
‘‘Các tập đoàn lớn của Pháp đứng vững trước cú sốc lạm phát’’ là tựa trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Bất chấp các cú sốc liên tiếp, đa số các tập đoàn kinh tế hàng đầu của Pháp thuộc nhóm CAC40 vào ngày 30/06 thông báo kết quả kinh doanh ‘‘rất tốt’’. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, sẽ có nhiều bất trắc, và đây là điều mà nước Pháp đang phải sẵn sàng đương đầu.
Bài ‘‘Total, Oreal, LVMH, Stellantis… : Tất cả các đầu máy của Pháp đều vững vàng’’ hoan hỉ, bởi t́nh h́nh của sáu tháng đầu năm nay biến động c̣n ‘‘hơn cả dậy sóng’’, từ chiến tranh trở lại đất châu Âu đến lạm phát, rồi chính sách Zero Covid của Trung Quốc. Theo Les Echos, có nhiều lư do dẫn đến thành công này. Nguyên do hàng đầu là nhờ ‘‘người tiêu thụ lấy lại được cảm hứng’’, cũng như ‘‘việc tăng giá’’ bán hàng được chấp nhận. Đối với nhiều tập đoàn, như du lịch, hay vận tải, giai đoạn Covid giờ đă ở phía sau.
Tuy nhiên, Les Echos cũng cảnh báo là viễn cảnh tương lai trước mắt đối với nền kinh tế Pháp là ‘‘không hoàn toàn tươi sáng, và thậm chí đáng lo ngại’’. Les Echos nêu bật các hệ quả của lạm phát ảnh hưởng nặng nề đến ‘‘sức mua’’, cuộc khủng hoảng khí đốt Nga hứa hẹn giá năng lượng sẽ c̣n tăng mạnh trong thời gian tới. Nguy cơ suy thoái kinh tế là điều giờ đây ‘‘tất cả đều nghĩ đến’’.
Không khí phấn chấn tại các tập đoàn Pháp
Về phần ḿnh, trang nhất Le Figaro nhấn mạnh đến không khí phấn chấn của các tập đoàn công nghiệp Pháp bất chấp khủng hoảng. Có phần ngược lại với Les Echos, Le Figaro ghi nhận mức độ tin tưởng cao vào tương lai của đa số các tập đoàn lớn. Không khí phấn chấn tại các tập đoàn công nghiệp Pháp cũng là chủ đề chính của ‘‘phụ trương kinh tế’’ của Le Figaro hôm nay. Theo Le Figaro, giới công nghiệp Pháp ‘‘đă phát triển được một hiểu biết thực sự để lèo lái qua các thử thách’’. Đơn cử như tập đoàn Schneider Electric, vô địch trong lĩnh vực tiết kiệm năng lượng của Pháp, đạt được tăng trưởng kỷ lục 16,7% doanh thu. Tập đoàn vật liệu xây dựng Saint-Gobain đạt kết quả chưa từng có trong lịch sử của hăng với +15,1% doanh thu.
Lĩnh vực mà Le Figaro nhấn mạnh là các ngành liên quan đến ‘‘cuộc cách mạng năng lượng thứ ba’’, với điện là lĩnh vực trung tâm. Tập đoàn Nexans tập trung cho lĩnh vực dây cáp, hứa hẹn sẽ được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong các phương tiện giao thông (xe chạy điện), nhà ở hay xí nghiệp. Saint-Gobain hay Air Liquide tập trung cho việc tiết kiệm năng lượng nhà cửa. Triển vọng trong lĩnh vực điện được đánh giá là rất lớn, khi xu thế xí nghiệp tái bố trí trở lại châu Âu, tại Pháp, được tăng cường. Cùng với điện là việc phát triển các loại h́nh năng lượng (như hydrogene) đi liền với tiến tŕnh chuyển sang nền kinh tế phi năng lượng hóa thạch. Chính ‘‘các xu thế căn bản mang tính bề sâu này’’ cho phép giới công nghiệp Pháp lạc quan.
Dù sao, cũng như Les Echos, Le Figaro thừa nhận t́nh h́nh là thực sự đầy thách thức, đặc biệt với giá năng lượng rất cao ở châu Âu, cùng với lạm phát, khiến chi phí sản xuất tăng mạnh. Viện INSEE nhấn mạnh đến việc giá thành trong công nghiệp Pháp ‘‘tăng đến 25% trong một năm’’. Đồng thời việc tăng lăi suất tín dụng cũng khiến ‘’đầu tư trở nên tốn kém hơn’’.
‘‘Khách trở lại đông… nhưng nhân viên th́ không’’
Nhật báo Công giáo La Croix hôm nay cũng dành cho hồ sơ lớn trang nhất cho lĩnh vực du lịch tại Pháp: ‘‘Khách trở lại đông… nhưng nhân viên th́ không’’.
Phóng sự của La Croix tại tỉnh Loire-Atlantique, ven Đại Tây Dương, với các khu nghỉ mát tại Côte-d’Amour, cho biết giới nhà hàng, khách sạn, trung tâm nghỉ mát đang phải vất vả ‘‘xây dựng lại đội ngũ nhân viên’’. Một khó khăn hàng đầu khiến việc tuyển mộ nhân viên khó khăn hơn là t́m nơi ở ổn định cho nhân viên tại chỗ. Trong năm vừa qua, giá đất tại đây tăng vọt, ví dụ 26% (hơn 6.000 euro/m²) tại Pouliguen.
Macron phản công Nga tại châu Phi
Những nỗ lực ngoại giao của tổng thống Pháp liên quan đến châu Phi và Trung Cận Đông cũng là chủ đề chính của nhiều báo. Miền trung châu Phi là nơi đầu tiên tổng thống Emmanuel Macron chọn công du kể từ khi tái nhậm chức. Le Monde có bài xă luận ‘‘Khó đánh giá về tiếp cận của Pháp với châu Phi’’, phân tích về chuyến công du này, cũng như chính sách châu Phi nói chung của chính quyền Macron.
Le Monde ghi nhận chuyến đi tuần này của tổng thống Macron là một nỗ lực để ‘‘sang trang’’ giai đoạn hiện diện tại Mali (Tây Phi), chấm dứt sau hai cuộc đảo chính quân sự. Với chuyến đi châu Phi lần này, tổng thống Pháp muốn trắc nghiệm một chính sách mới : trao đổi kinh tế đi kèm với đối thoại với xă hội dân sự (vốn thường xuyên bị bịt miệng tại nhiều quốc gia châu Phi), cùng với việc tăng cường hợp tác về quân sự, chính trị với các chính quyền độc tài.
Theo Le Monde, trong 5 năm vừa qua, bối cảnh thường là ngày càng trở nên bất lợi hơn với Pháp trong quan hệ với châu Phi, với mối đe dọa thánh chiến Hồi giáo, các chế độ độc tài và đặt biệt là đà lấn sân của Nga tại châu Phi. Tại Mali, ‘‘tâm lư chống Pháp’’ gia tăng với việc Nga tăng cường triển khai lực lượng. Cuộc chiến Nga chống Ukraina lại càng khiến t́nh h́nh thêm phức tạp. Nhiều quốc gia châu Phi không chấp nhận chọn bên, không lên án Nga xâm lược Ukraina. Nhiều nước châu Phi là nạn nhân của cuộc xung đột này, nhưng không muốn cắt đứt quan hệ lâu đời với Nga, có từ thời Liên Xô.
Nh́n chung, theo Le Monde, những cảnh báo của tổng thống Macron, đưa ra tại châu Phi, về nguy cơ ‘‘cuộc chiến tranh tổng hợp’’ của Nga, khó được các nước châu Phi lắng nghe. Le Monde tỏ ra nghi ngờ về các phương tiện mà chính quyền Pháp triển khai tại châu Phi để đảo ngược tương quan bất lợi hiện nay.