Liên quan đến vụ kit test Việt Á. Bộ Công an và công an các địa phương đă khởi tố khoảng 80 bị can. Trong số này, nhiều người là cựu quan chức thuộc Bộ Y tế, Bộ KH&CN cũng như các cơ quan y tế địa phương.
Mới đây nhất, hai bị can bị khởi tố, bắt tạm giam là ông Nguyễn Thanh Long (cựu bộ trưởng Bộ Y tế) và ông Chu Ngọc Anh (cựu chủ tịch UBND TP Hà Nội, cựu bộ trưởng Bộ KH&CN).
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT), từ những hậu quả mà vụ án này để lại, cần nh́n rơ nguyên nhân và bài học rút ra trong công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức đảng, đảng viên.
"Thâu tóm" rồi "thổi giá", thu lời bất chính hàng ngàn tỉ đồng
Một dấu hỏi lớn đặt ra trong vụ án: V́ sao từ một đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia trong lúc rất nguy cấp pḥng, chống dịch COVID-19, Công ty Việt Á lại dễ dàng “thâu tóm” rồi “thổi giá”, hợp thức hóa tài sản Nhà nước để lưu hành rộng răi, thu lợi bất chính hàng ngàn tỷ đồng?
Theo UBKT Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ KH&CN vi phạm trong việc nghiên cứu, nghiệm thu, chuyển giao đối với bộ kít xét nghiệm COVID-19 cho Học viện Quân y; việc kư, quản lư, kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng; quản lư, sử dụng, thanh toán kinh phí, đánh giá, nghiệm thu Đề tài; đặc biệt là việc chuyển giao kết quả nghiên cứu cho Công ty Việt Á không đúng quy định của pháp luật về khoa học công nghệ…
Vi phạm xuất hiện ngay từ khi xác định nhiệm vụ, giao tổ chức thực hiện đề tài khoa học cấp quốc gia của Bộ KH&CN.
Cụ thể, Học viện Quân y có Công văn gửi Bộ KH&CN đặt hàng nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia về nghiên cứu bộ kít xét nghiệm phát hiện COVID-19 trái quy định, lẽ ra công văn đề xuất đặt hàng phải là cấp bộ, ngành kư.
Tiếp đó, Vụ KH&CN các ngành kinh tế - kỹ thuật lại trực tiếp nhận văn bản đề nghị của Học viện Quân y và tham mưu tŕnh Bộ KH&CN kư quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ không đúng tŕnh tự, thủ tục.
Khi Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ được thành lập và hoạt động, Hội đồng đă kiến nghị xét giao trực tiếp việc thực hiện Đề tài theo hướng Học viện Quân y là cơ quan chủ tŕ; Công ty Việt Á là cơ quan phối hợp, nhưng không đưa ra Hội đồng thảo luận, nhằm mục đích để Công ty Việt Á được tham gia sản xuất thử nghiệm bộ kít xét nghiệm.
Chưa hết, hồ sơ Thuyết minh Đề tài do Học viện Quân y lập và gửi trực tiếp cho Bộ KH&CN có nhiều nội dung không đầy đủ, không có thông tin về quyền, nghĩa vụ của Bộ KHCN, Học viện Quân y, Công ty Việt Á. Thực tế, Công ty Việt Á không có chức năng, năng lực sản xuất sinh phẩm, không có năng lực tài chính.
Đặc biệt, mặc dù Đề tài được đầu tư 100% kinh phí ngân sách Nhà nước do Học viện Quân y là cơ quan chủ tŕ và đang trong quá tŕnh thực hiện, chưa nghiệm thu, chưa bàn giao kết quả nghiên cứu, nhưng Công ty Việt Á đă sử dụng Đề tài nghiên cứu và uy tín của Học viện Quân y để hợp thức hóa các sản phẩm, đề nghị Bộ Y tế cấp phép lưu hành tạm thời và chính thức bộ kít xét nghiệm.
Hậu quả, công ty này “thâu tóm” kết quả Đề tài nghiên cứu; chuyển sản phẩm nghiên cứu thuộc sở hữu Nhà nước thành sở hữu của công ty, tiến hành thương mại hóa sản phẩm, cung cấp ra thị trường thu lợi bất chính hàng ngàn tỉ đồng.
Bộ KH&CN c̣n tổ chức họp báo và đăng trên Cổng thông tin điện tử nội dung “Bộ kít xét nghiệm COVID-19 của Việt Nam sản xuất vừa được Tổ chức Y tế thế giới chấp thuận”, tạo điều kiện để Công ty Việt Á lợi dụng truyền thông đánh bóng uy tín, quảng bá thương hiệu. Song trên thực tế, Tổ chức Y tế thế giới không công nhận bộ kít xét nghiệm này.
Tài sản của nhà nước nhưng lại cấp phép cho tư nhân
Cùng với Bộ KH&CN, Ban cán sự Đảng và lănh đạo Bộ Y tế cũng buông lỏng lănh đạo, kiểm tra, để Bộ Y tế, một số đơn vị thuộc Bộ và cá nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước, quy định của Bộ Y tế trong việc cấp số đăng kư lưu hành; việc giám sát, đánh giá, kiểm tra, thẩm định quy tŕnh kiểm định chất lượng; hiệp thương giá và kiểm tra việc hiệp thương giá, mua sắm bộ kít xét nghiệm COVID-19 do Học viện Quân y chủ tŕ, phối hợp với Công ty Việt Á sản xuất.
Điều này được thể hiện qua việc Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương xác nhận chất lượng bộ sinh phẩm xét nghiệm COVID -19 do Học viện Quân y và Công ty Việt Á phát triển, từ đó kéo theo nhiều vi phạm và để Bộ Y tế cấp số đăng kư lưu hành bộ kít xét nghiệm COVID -19 được mang tên Công ty Việt Á sản xuất.
Cụ thể, ngày 2-3-2020, ông Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương gửi email cá nhân cho Bộ KH&CN (không có chữ kư, không đóng dấu) xác nhận các bộ sinh phẩm của Học viện Quân y đạt tiêu chuẩn độ nhạy, độ đặc hiệu, tính ổn định trong thử nghiệm phát hiện Sars-Co-V2. Đây chỉ là tài liệu cá nhân trao đổi với cá nhân, không có giá trị pháp lư, không phải tài liệu của Viện VSDT Trung ương gửi Bộ KHCN, trên cơ sở này Bộ KH&CN thành lập Hội đồng đánh giá, nghiệm thu Đề tài giai đoạn 1 trái quy định.
Tiếp đó, ông Đức Anh kư công văn gửi Vụ Trang thiết bị và Công tŕnh y tế kèm theo giấy chứng nhận kiểm nghiệm trang thiết bị y tế, trong đó kết luận bộ kít xét nghiệm COVID -19 do Công ty Việt Á sản xuất đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Trên cơ sở này, Bộ Y tế ban hành quyết định cấp số đăng kư lưu hành đối với bộ kít xét nghiệm có giá trị 5 năm trái thẩm quyền. Việc cấp số đăng kư cho Công ty Việt Á là không đúng đối tượng, v́ đây là tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước do Bộ KH&CN là đại diện chủ sở hữu, Bộ KH&CN chưa quyết định xử lư bàn giao cho Công ty Việt Á…
Quá tŕnh vụ án xảy ra, Bộ Y tế đă ban hành sáu văn bản, trong đó có công bố giá bán các sinh phẩm, trang thiết bị y tế của doanh nghiệp (bộ xét nghiệm phát hiện vi rút Sars-CoV-2 của Công ty Việt Á, được công bố với giá 470.000 đồng/test) mà không kiểm tra cơ cấu h́nh thành giá, trái quy định pháp luật.
Thông qua đó, Bộ Y tế đă hợp thức hóa giá bán các sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm vi rút Sars-CoV-2 cho Công ty Việt Á, từ đó các Sở Y tế và các bệnh viện, Viện nghiên cứu sử dụng các thông báo nêu trên làm cơ sở xác định giá gói thầu mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị y tế chẩn đoán in vitro xét nghiệm vi rút Sars-CoV-2 (chủ yếu thực hiện bằng h́nh thức chỉ định thầu rút gọn) v́ cho rằng đây là giá chuẩn do Bộ Y tế công bố, dẫn tới nhiều địa phương vi phạm trong việc mua bộ kít xét nghiệm của Công ty Việt Á, gây thiệt hại rất lớn đến tiền, tài sản của Nhà nước và các cơ sở y tế.