Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) hàng năm là tháng xấu vì vậy chuyên gia phong thủy Phùng Phương lưu ý một số việc cần làm để đón bình an, chiêu cát khí.
Dọn dẹp ban thờ, tỉa chân nhang bát hương các ban thờ
Theo tín ngưỡng cũng như văn hóa của phương Đông thì bàn thờ chính là nơi để tưởng nhớ đến ông bà, những người đã khuất trong gia đình, cũng chính là nơi hiện diện của các bậc thần linh giúp mang lại may mắn cho gia đình.
Tăng cường sinh khí trước tháng 7 âm lịch
Để có thể chào đón một tháng mới tràn đầy năng lượng và bình an, gia chủ nên thực hiện một số bước chuẩn bị căn bản cho bản thân, gia đình và nơi mình đang sinh sống. Việc này nên được gia chủ tiến hành trong vòng một tuần trước khi bước sang Tháng Bảy âm lịch.
Lễ mùng 1 tháng 7 âm lịch
Theo phong tục của dân tộc, ngày Mùng Một âm lịch còn gọi là ngày Sóc, ngày rằm còn gọi là ngày Vọng. Nhân dân ta không nhà nào không cúng vào ngày này. Ngày Sóc là ngày khởi đầu, bắt đầu của một tháng.
Ngày rằm hay 15 của tháng âm lịch thì được gọi là ngày Vọng, có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, vì đây là lúc mặt trăng tròn và sáng nhất. Đồ khấn lễ tùy tâm gia chủ chuẩn bị sao cho phù hợp với truyền thống gia đình, tín ngưỡng, phong tục tập quán vùng miền, không yêu cầu phải theo chuẩn mực nào.
Lễ xá tội vong nhân
Trong văn hóa dân tộc Việt Nam, tháng cô hồn chỉ tháng 7 âm lịch và thường sẽ được tổ chức ngày "Xá tội vong nhân" vào ngày rằm (tức 15 âm lịch - ngày mà được cho là Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương thế).
Chính vì thế mà theo tục lệ dân gian, người trần gian phải cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng và quần áo cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu cuộc sống thường ngày. Ngày Xá tội vong nhân chính là tết Trung Nguyên, là một trong những ngày tết quan trọng trong văn hóa truyền thống của dân tộc.
Nhiều người cho rằng ngày lễ này ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa nhưng thực chất phong tục này thuộc về nền văn hiến Việt.
Lễ xá tội vong nhân tại miền Bắc và miền Nam sẽ có sự khác biệt về thời điểm, lễ vật cần chuẩn bị cho mâm cúng.
Lễ Thất tịch – Tết ngâu
Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 âm lịch) tại Việt Nam còn được gọi là ngày "ông Ngâu bà Ngâu" - cách gọi Ngưu Lang và Chức Nữ trong văn hóa người Việt Nam.
Điều đặc biệt đối với ngày Lễ Thất Tịch tại Việt Nam đó là vào thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), khi nhà vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức.
Vì vậy, vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.
Lễ Vu lan báo hiếu - Lễ rằm tháng 7 âm lịch - Tết Trung nguyên
Tết Trung nguyên là tết tổ chức vào ngày Rằm tháng Bảy. Trong tiềm thức người Việt, Rằm tháng Bảy ngoài ngày "Xá Tội Vong Nhân", còn mang ý nghĩa là ngày con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ nên rất được coi trọng. Tết Trung nguyên có nguồn gốc từ lễ Vũ Lan Bồn - theo truyền thuyết Phật giáo: tôn giả Mục Kiền Liên báo hiếu với mẹ.
Rằm tháng Bảy còn mang ý nghĩa là ngày con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ nên rất được coi trọng. Tết Trung nguyên có nguồn gốc từ lễ Vũ Lan Bồn - theo truyền thuyết Phật giáo: tôn giả Mục Kiền Liên báo hiếu với mẹ.
Lễ tạ cuối tháng
Kết thúc một tháng với nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng, gia chủ nên mua hoa tươi cùng trái cây dâng cúng tại các ban thờ của gia đình: Ban thờ Phật, ban thờ Gia Tiên, ban thờ Thần Tài, ban thờ Táo, ban thờ Thiên… để lễ tạ Thần Linh, Gia Tiên đã phù trợ cho gia đình mình được bình an, mạnh khỏe trong suốt một tháng qua với những lời khấn thành tâm.
VietBF @ Sưu tầm