Nền kinh tế Trung Quốc giảm mạnh trong quư 2 vừa qua, phản ánh tổn thất to lớn gây ra bởi các đợt phong tỏa chống Covid-19 và phủ thêm bóng đen lên triển vọng của nền kinh tế toàn cầu...
Người bộ hành bên ngoài một trung tâm thương mại ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 13/7/2022 - Ảnh: Reuters.
Số liệu thống kê kinh tế được Bắc Kinh công bố ngày 15/7 trong bối cảnh mối lo suy thoái kinh tế toàn cầu. Mối lo này bị đẩy cao khi các nhà hoạch định chính sách tại nhiều nền kinh tế lớn đẩy nhanh việc thắt chặt chính sách tiền tệ để chống lạm phát. Lăi suất tăng cao đặt ra sức ép lớn lên người tiêu dùng và doanh nghiệp, giữa lúc họ đang phải đương đầu với thách thức từ chiến tranh Nga-Ukraine và t́nh trạng gián đoạn chuỗi cung ứng.
Hăng tin Reuters dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê Trung Quốc (NBS) cho biết tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này giảm 2,6% trong quư 2 so với quư 1, thấp hơn nhiều so với mức dự báo giảm 1,5% mà giới phân tích đưa ra trước đó và mức tăng trưởng 1,4% đạt được trong quư 1.
Nếu so với cùng kỳ năm ngoái, GDP quư 2 của Trung Quốc chỉ tăng 0,4%, không đạt dự báo tăng 1%. Trong quư 1, nền kinh tế lớn thứ nh́ thế giới tăng trưởng 4,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Nửa đầu năm, GDP Trung Quốc tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% mà Chính phủ nước này đề ra.
“Nền kinh tế Trung Quốc đang có nguy cơ rơi vào trạng thái ‘stagflation’ – t́nh trạng tăng trưởng tŕ trệ kết hợp lạm phát cao. Tuy nhiên, giai đoạn tồi tệ nhất đă qua, đó là quư 2. Có thể loại trừ khả năng kinh tế Trung Quốc suy thoái, nghĩa là không có chuyện nền kinh tế này giảm 2 quư liên tiếp”, chuyên gia kinh tế trưởng Toru Nishihama của Dai-chi Life Research Institute nhận định.
“Với sự giảm tốc của tăng trưởng, Chính phủ Trung Quốc có thể phải triển khai các biện pháp kích thích kinh tế để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đang trở nên ́ ạch. Tuy nhiên, các rào cản đối với Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đang cao, v́ việc kích cầu sẽ thổi bùng lạm phát. Cho tới nay, lạm phát ở Trung Quốc vẫn được kiềm chế ở mức thấp”.
Phong tỏa toàn phần hoặc một phần đă được áp dụng tại các trung tâm kinh tế của Trung Quốc trong tháng 3 và tháng 4 năm nay, bao gồm tại trung tâm tài chính Thượng Hải. Trong quư 2, GDP của Thượng Hải giảm 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đến nay, các biện pháp phong tỏa đă được dỡ hoặc nới lỏng. Các dữ liệu thống kê của tháng 6 cũng cho thấy sự cải thiện. Tuy nhiên, giới phân tích không kỳ vọng kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh. Trung Quốc vẫn đang theo đuổi chính sách chống dịch Zero Covid trong bối cảnh nước này tiếp có những đợt dich bùng phát. Thị trường bất động sản Trung Quốc đang sụt giảm mạnh, và triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu tiếp tục xấu đi.
Việc một số địa phương tái áp phong tỏa và sự xuất hiện của biến chủng phụ BA.5 có tốc độ lây lan cao đang khiến doanh nghiệp và người tiêu dùng Trung Quốc lo ngại về một thời kỳ bấp bênh kéo dài.
Giới phân tích cho rằng PBOC có dư địa hạn chế để tiếp tục nới lỏng chính sách, v́ việc nới lỏng có thể dẫn tới sự tháo chạy của các ḍng vốn khỏi Trung Quốc, nhất là khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các nền kinh tế lớn khác đang đẩy mạnh việc tăng lăi suất để chống lạm phát. Bên cạnh đó, lạm phát ở Trung Quốc – dù chưa “nóng” như ở nhiều quốc gia khác – cũng đang tăng, đặt ra những hạn chế khác đối với việc nới lỏng chính sách tiền tệ.
Một cuộc khảo sát của hăng tin Reuters dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chỉ đạt 4% trong năm 2022, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5,5%.
Các số liệu khác công bố ngày thứ Sáu cho thấy sản lượng cộng nghiệp của Trung Quốc tăng 3,9% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, tăng tốc so với mức tăng 0,7% đạt đụoc trong tháng 5 nhưng thấp hơn mức dự báo tăng 4,1%.
Doanh thu bán lẻ tăng 3,1% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất trong 4 tháng, tốt hơn mức dự báo tăng 0% và mức giảm 6,7% ghi nhận trong tháng 5.
Đầu tư tài sản cố định tăng 6,1% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn so với mức dự báo tăng 6% nhưng thấp hơn mức tăng 6,2% đạt được trong 5 tháng đầu năm.
T́nh h́nh thị trường việc làm vẫn mong manh. Tỷ lệ thất nghiệp toàn quốc giảm c̣n 5,5% trong tháng 6, từ mức 5,9% trong tháng 5. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ lập kỷ lục 19,3% trong tháng 6, cao hơn nhiều so với mức 18,4% trong tháng 5.
Đang phục hồi mong manh, ngành bất động sản đang “đói” vốn của Trung Quốc lại gặp phải sức ép từ việc người mua nhà trên toàn quốc dừng việc thanh toán các khoản vay thế chấp nhà cho tới khi các công ty bất động sản nối lại việc xây dựng các dự án đă bán trước.
Số liệu thống kê mới nhất cho thấy giá nhà ở nước này giảm 0,5% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái, mạnh hơn mức giảm 0,1% ghi nhận trong tháng 5.
Đầu tư bất động sản giảm 9,4% trong tháng 6, sau khi giảm 7,8% trong tháng 5. Doanh số bất động sản tháng 6 giảm 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái – theo tính toán của Reuters.
Những con số này cho thấy “rất khó để đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,5% cả năm nay như Chính phủ Trung Quốc đề ra”, các nhà phân tích của Capital Economics nhận định. “Để đạt mục tiêu đó, cần phải có sự tăng tốc mạnh mẽ trong nửa sau của năm nay, và đó là điều rất khó xảy ra”.