Theo như dù sao những người này cũng nổi tiếng và (hẳn phải) tài năng. Câu hỏi đặt ra là tài năng đó liệu c̣n đất để thi thố khi họ quay về?, với hai nghệ sĩ Việt Nam đang bị giữ lại Tây Ban Nha để điều tra cho dù có bị kết án hay không chắc chắn cũng phải đối mặt với một thực tế không mấy dễ chịu sau khi về nước.
Có lẽ Minh Béo là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên phạm tội (ở nước ngoài) đến mức phải ngồi tù. Sau khi chịu án xong, anh vẫn được tạo điều kiện làm việc, thậm chí c̣n được hội diễn chuyên nghiệp trao huy chương. Anh vẫn duy tŕ được đoàn kịch chứng tỏ nhiều đồng nghiệp không ngại ngần vẫn sẵn sàng hợp tác với anh. Nhưng mọi chuyện không đơn giản khi khán giả lên tiếng phản đối.
Có vẻ như chuyện quay lại sân khấu với một diễn viên từng phạm tội, nhất là những tội danh như hiếp dâm, ấu dâm là bất khả. V́ làm công việc diễn xuất, họ phải dùng chính cơ thể của ḿnh để xây dựng h́nh tượng nghệ thuật. Thử nghĩ trong khi thưởng thức sáng tạo của họ mà người xem vẫn chỉ toàn thấy hiện lên một tội phạm hay một “kẻ biến thái” th́ hiệu quả nghệ thuật bằng âm.
Đấy là trong trường hợp khán giả vẫn đến rạp để xem người đó diễn. C̣n việc tẩy chay với những nghệ sĩ phạm tội là chuyện phổ biến. Thậm chí Trung Quốc gần đây nó c̣n trở thành chính thức khi cơ quan nhà nước công bố danh sách các ngôi sao phạm pháp bị cấm xuất hiện trên truyền thông.
Có mặt trong danh sách này, diễn viên Trịnh Sảng sau khi t́m đủ mọi cách để quay lại như viết tâm thư gửi người hâm mộ, gửi cơ quan quản lư xin tha lỗi nhưng vô tác dụng. Cuối cùng cô quyết định mưu sinh bằng kênh Youtube.
Bốn năm trước, diễn viên kiêm giảng viên Jo Min Ki (Hàn Quốc) tự tử ở tuổi 52 sau khi bị 20 cáo buộc quấy rối t́nh dục từ đồng nghiệp. Thần tượng xứ Hàn Park Yoochun- thành công ở cả vai tṛ ca sĩ lẫn diễn viên- từng bị bốn cô gái tố cáo quấy rối t́nh dục trong thời gian tại ngũ.
Dù được ṭa tuyên trắng án, các cô gái cũng đă bị xử phạt v́ tội vu khống, nhưng sự nghiệp của Park vẫn bị ảnh hưởng. Anh đành phải sang Nhật để làm lại từ đầu. Phải nói là khán giả Hàn Quốc rất khó tính, có ngôi sao dù là nạn nhân (bị tung clip nóng chẳng hạn) nhưng vẫn phải chật vật cả chục năm mới được công nhận trở lại.
Nhạc sĩ có lợi thế hơn khi không phải chường mặt ra trước khán giả, thậm chí anh ta có thể giấu tên để công bố tác phẩm hoặc đơn giản bán đứt cho một ca sĩ nào đó.
Trên thế giới có vài ca - nhạc sĩ vẫn lên sân khấu đều mà khán giả chưa từng được biết nhân thân, bởi họ đeo mặt nạ và lấy nghệ danh. Như Buckethead, Daft Punk, Slipknot… Hay danh họa Bansky chuyên “vẽ bậy” lên tường mà chưa ai “tóm” được bao giờ. Trong lĩnh vực văn chương mới xuất hiện Elena Ferrante (Ư). Công chúng không biết ǵ hơn về bà ngoài cái tên. Tất nhiên không xuất hiện mà vẫn bán sách tốt th́ văn phải hay rồi.
Trên đây cũng là những cách thức để thành danh trong nghệ thuật mà vẫn giữ kín cuộc sống riêng tư. Như thế kể cả họ có phạm tội đi chăng nữa th́ vẫn được “đối xử” b́nh đẳng như bất cứ công dân nào, mà không phải chịu thêm một án phạt khác dựa trên cảm xúc, cảm tính của công chúng.
Trên mạng xă hội, tôi thử đặt câu hỏi nếu nhạc sĩ đang dính bê bối kia mà ra đĩa th́ bạn có mua không. Hai câu trả lời “có” nếu nhạc sĩ vẫn ra đĩa. Một người bảo phải xem có hay không đă. Một người khác lại c̣n phải chờ phán quyết từ ṭa án. Nói chung cũng không phải là những phản ứng tiêu cực.
Thực ra có những nhạc sĩ nổi tiếng dính những phốt động trời liên quan đến chuyện trai gái. Nhưng không ai đứng ra tố cáo nên tác phẩm của họ vẫn được yêu thích b́nh thường. Những thông tin bất lợi cho họ chỉ trôi nổi ở dạng đồn thổi. Tất nhiên họ thuộc thế hệ trước, thậm chí đă thành người thiên cổ. Ngày nay quyền lực của ngôi sao không dễ dàng làm lóa mắt công chúng nữa.