Không ít người nghĩ rằng Youtuber không tạo ra giá trị xã hội lớn lao nào nhưng thu nhập rất cao và cho đó là bất công.
Chỉ cần bạn có một chút hóng hớt đời sống mạng xã hội trong những năm gần đây sẽ đọc được thông tin rằng những Youtuber, dù bị đánh giá là không có đóng góp nhiều cho xã hội nhưng thành quả mà họ thu lại thì rất khủng.
Điều đó khiến nhiều người tự hỏi rằng chúng ta học hành cực khổ bao năm để làm gì để rồi kết quả nhận được chỉ là cuộc sống khó khăn hay vừa đủ? Đó có phải là sự bất công trong xã hội hay không?
Muốn muốn tìm câu trả lời rằng có bất công hay không thì chúng ta hãy đi xa hơn xa...tận trời Tây để xem bên ấy có gì đặc biệt, có gì khác với chúng ta hay không. Tôi còn nhớ nhiều năm về trước khi báo chí đưa tin ngôi sao của câu lạc bộ Manchester United là Wayne Rooney được nhận mức lương gần cả triệu bảng một tháng (xin nhấn mạnh là một tháng nhé) đã khiến làn sóng phản đối kịch liệt từ chính người dân Anh. Họ cho rằng thật bất công khi một cầu thủ bóng đá thu nhập một tuần hơn cả số tiền họ lao động quần quật trong một năm.
Những kẻ biểu tình còn đưa ra quan điểm rằng các anh quần đùi áo số đã làm được gì cho nước Anh mà đáng nhận đãi ngộ như vậy? Nhưng dù bên ngoài có phản đối ra sao thì những cầu thủ ngôi sao từ đó cho đến bây giờ vẫn luôn là những người có thu nhập khủng.
Đó là thực tế của xã hội không riêng gì ở Việt Nam mà hầu như tất cả các nước đều có. Tuy nhiên có một vấn đề chúng ta cần hiểu rằng mức thu nhập của họ từ đâu mà có? Chúng ta lấy ví dụ ở các cầu thủ, lương của họ là do câu lạc bộ chi trả. Mà các câu lạc bộ nhất là các đội bóng ở Anh, Tây Ban Nha, Đức... mỗi năm đều có nguồn thu khủng từ bản quyền truyền hình quảng cáo, vé vào sân và cả hình ảnh của cầu thủ ấy.
Trở lại ví dụ của Wayne Rooney, đành rằng câu lạc bộ mỗi tháng trả cho anh cả triệu bảng tuy nhiên với thương hiệu R10 cũng mang lại cho đội bóng rất rất nhiều tiền. Như vậy việc anh ta nhận mức đãi ngộ đó cũng không có gì là vô lý. Nếu ai xem bóng đá thường xuyên sẽ biết, có những ngôi sao tầm cỡ (như Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo), họ chưa về CLB mà số tiền bán áo ở đội bóng mới đã giúp CLB hoàn vốn chuyển nhượng anh ta rồi. Đấy là là sức hút tên tuổi, thương hiệu. Tất nhiên thương hiệu càng lớn thì đãi ngộ càng cao. Đó chẳng qua là đặc thù của nghề nghiệp, của môi trường bóng đá mà thôi.
Nếu nói về đóng góp cho xã hội thì không thể lấy tiêu chuẩn của những người làm nghề giáo, y tế, khoa học, nông dân, công nhân...mà so sánh với những cầu thủ hay ca sỹ. Một bên mà mức độ đóng góp có thể định lượng bằng của cải vật chất hay tiến bộ xã hội còn bên kia, đóng góp của họ thiên về tinh thần nhiều hơn. Lật ngược lại tiêu chí, nếu hỏi ai gắn kết xã hội nhiều hơn thì rõ ràng những nhà khoa họ, bác sỹ, kỹ sư...làm sao bằng cầu thủ hay ca sỹ được.
Trở lại với vấn đề rằng những người làm video trên mạng chẳng có đóng góp gì nhiều cho sự phát triển của xã hội (thậm chí có không ít nội dung tiêu cực, vớ vẩn) nhưng tại sao họ lại có được sự sung túc mà đại đa số người có muốn cũng không được.
Như đã nói ở trên những người đưa ra luận điểm này không phải là những người trả tiền cho họ. Ở đây những công ty như YouTube mới mà đơn vị chi trả và họ thông qua những sản phẩm đó dù bị đánh giá rẻ tiền hay không nhưng cũng thu về những khoản lợi không nhỏ từ những thương hiệu quảng cáo. Bởi tiêu chí đánh giá trong lĩnh vực này là lượng người xem, càng nhiều người xem càng tốt chứ không phải là sáng kiến khoa học, công trình nghiên cứu gì cả.
Vậy thì dù bạn có không đồng tình, có chê những video đó chẳng có gì đặc sắc nhưng nó có thể mang lại nhiều tiền thì người làm ra nó xứng đáng nhận được những tưởng thưởng tương tự.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta cổ xúy cho tất cả những con em hãy đi làm ca sĩ, cầu thủ hay youtuber hoặc đại loại như vậy bởi một điều đơn giản rằng đó chẳng qua là sự phân công công việc, là những hình thức phát triển của xã hội đương đại chứ nó không thể đại diện hay là tất cả của cuộc sống này. Thử hỏi nếu không có người nông dân thì ai làm ra hạt lúa.
Nếu không có diêm dân thì muối biển từ đâu mà có được. Nếu không có những người công nhân thì lấy đâu ra hàng hóa bên ngoài. Mỗi con người chúng ta được sinh ra trong những hoàn cảnh khác nhau, trưởng thành và đi trên những con đường khác nhau thì đương nhiên sẽ có sự thành công khác nhau. Đừng đòi hỏi sự công bằng khi sự so sánh là khập khiểng. Đó chẳng qua là cuộc chơi mà đã là cuộc chơi thì ai cũng có thể tham gia và chấp nhận luật chơi nếu như bạn tin rằng mình là tốt công việc đó.