Gần 77% trẻ chết đuối ngoài cộng đồng do thiếu kỹ năng an toàn với môi trường nước, ít nhận biết được vùng nguy hiểm cấm tắm nên dù biết bơi vẫn gặp nạn.
Vụ đuối nước của 8 học sinh cùng khu phố ở TP Ḥa B́nh, tỉnh Ḥa B́nh, vào chiều hè năm 2019 đến giờ vẫn ám ảnh ông Nguyễn Ngọc Hiển, người trực tiếp lặn t́m các em. Nhóm học sinh rủ nhau xuống sông Đà - nơi có doi cát trải dài, mặt nước phẳng, để giải nhiệt sau trận bóng. Các em từng nghịch bóng nước ven bờ vài lần, một số biết bơi và "chưa bao giờ thấy mặt sông bất thường".
Nhưng phía dưới đáy sông là ḷng chảo rộng khoảng 2.000 m2 do nhiều năm hút cát tạo thành. Sau này, phù sa mùa nước lũ bồi đắp dần, song "thành chảo" vẫn c̣n thoai thoải với nơi sâu nhất khoảng 10 m. Tại vị trí này, nước xoáy liên tục tạo thành cột thẳng đứng.
Khúc cua sông Đà - nơi 8 học sinh TP Ḥa B́nh gặp nạn năm 2019. Ảnh: Phạm Dự
Trên mặt sông, 9 đứa trẻ nô đùa với quả bóng, một em ngồi trên bờ v́ không biết bơi. Bóng bị ḍng nước đẩy đi xa, cậu bé lớn tuổi trong nhóm với theo rồi bị nước cuốn. 8 đứa trẻ lần lượt bị ḍng nước lôi đi chỉ trong ṿng 10 phút và tử vong, chỉ một em bơi được vào bờ thoát nạn.
Sống ven băi bồi gần nửa thế kỷ, ông Hiển phán đoán các em mắc vào xoáy nước quá mạnh nên không thể thoát ra. Mùa đông nước cạn c̣n có thể nh́n rơ xoáy nước, mùa hè mưa lũ nhiều nước dâng cao, phải lặn khoảng 3 m mới phát hiện. Đó là lư do nhiều người tắm sông không biết tử thần ŕnh rập dưới đáy.
Với ông Hiển, xoáy nước "không xiết lắm, chỉ như vùng nước quẩn", song với người biết bơi và không có kinh nghiệm hoặc trẻ nhỏ sức yếu nếu bị cuốn vào th́ khó thoát. Đoạn sông hầu như năm nào cũng có trẻ đuối nước. Người lớn đă cắm biển cảnh báo, nhưng tấm biển đă bị nước lũ cuốn trôi.
Ông Hiển nhớ năm ngoái tại đoạn sông này, thêm một nam sinh cấp ba chết đuối ngay trong xoáy nước, người ta phải huy động thuyền câu đi rà t́m thi thể.
Theo Cục Trẻ em, Bộ Lao động Thương binh và Xă hội, chỉ khoảng 30% trẻ em Việt Nam từ 6 đến 14 tuổi biết bơi. Tỷ lệ biết bơi an toàn và kỹ năng pḥng chống đuối nước c̣n thấp hơn khi có tới 2/3 trường hợp chết đuối lúc tắm ở ao hồ, sông suối, tắm biển mà không có người lớn đi kèm. Đuối nước trẻ em đỉnh điểm rơi vào tháng 6, lúc học sinh được nghỉ hè, về quê, đi chơi cùng bạn bè hoặc gia đ́nh.
"Không phải cứ biết bơi là không chết đuối. Nếu không biết bơi an toàn trong môi trường nước, các em thậm chí có thể đuối nước nhiều hơn v́ chủ quan", ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Trẻ em, nhận định.
Ông Nam giải thích thêm, bơi an toàn là ngoài biết bơi thông thường, trẻ c̣n phải thành thạo kỹ năng trong môi trường nước để tự cứu ḿnh, như thoát hiểm nếu không may đuối nước, nhận biết nơi nào có thể tắm, nơi nào không. Xu hướng chung 5 năm qua, số lượng trẻ em đuối nước có giảm, nhưng đường đồ thị luôn cao vọt trong những tháng hè.
Trực tiếp tham gia cứu đuối nhiều vụ, hay lặn t́m thi thể đuối nước, ông Nguyễn Ngọc Hiển cho rằng trẻ em dù được học bơi nhưng chỉ biết các kiểu cơ bản, ít được dạy kỹ năng thoát hiểm nên vẫn có thể chết đuối.
Mùa hè, một số phụ huynh TP Ḥa B́nh thường đưa con lên bể rồi nhờ ông Hiển hướng dẫn kỹ năng bơi, lặn hoặc cách thoát hiểm trong nước. Ông nhận lời, song vẫn tiếc, mong muốn nếu có điều kiện có thể dẫn lũ trẻ ra sông, trực tiếp "chỉ cho các cháu mắt thấy tai nghe, biết nơi nào có thể tắm, nơi nào không".
Ông Hiển chỉ rơ vùng nguy hiểm là phần bờ sông suối, ao hồ có độ dốc lớn, dựng đứng. Nước bề mặt trong, phía dưới màu xanh càng thẫm th́ mực nước càng sâu. Sóng gợn lăn tăn hoặc vùng nước mà ném chiếc lá xuống thấy xoay tṛn rồi biến mất là nơi nước xoáy cần tránh xa.
Thầy Nguyễn Viết Tước, 47 tuổi, giáo viên ở huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hơn 10 năm ngăn đập thủy lợi dạy bơi cho khoảng 1.500 học sinh, cho rằng trẻ đang thiếu kỹ năng cứu đuối - một trong những yếu tố dẫn đến các vụ chết ch́m tập thể hoặc cứu người nhưng dẫn tới đuối sức tử vong. Các em có thể biết bơi song thường không biết xử trí lúc cấp bách khi bản thân hoặc bạn bè gặp nạn.
Mỗi mùa hè, thầy Tước lại mở khoảng 4 lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh cấp một, cấp hai. Ngoài các kiểu bơi cơ bản, thầy luôn dành khoảng 60-70% thời lượng mỗi khóa học để dạy kỹ năng ứng cứu bản thân hoặc người khác nếu gặp đuối nước. Bởi trẻ em với thể trạng yếu sẽ nhanh mất sức trong môi trường nước, thạo cách cứu đuối và tự cứu đuối sẽ tăng thêm phần sống sót.
Để tự cứu ḿnh, học tṛ được dạy cách đạp chân làm sao nổi trên mặt nước thật lâu để người khác trông thấy; cách chống sặc nước để hô hoán người giúp; cách thoát khỏi vùng nước xoáy hoặc ḍng chảy xa bờ khi tắm biển... "Học bơi th́ phải liều v́ có thầy hướng dẫn nên sẽ không nguy hiểm, nhưng cứu đuối tuyệt đối không được liều", thầy Tước luôn căn dặn học sinh.
Để cứu người khác, trẻ không được tiếp xúc với nạn nhân mà phải t́m kiếm thật nhanh các vật có thể nổi được như phao, can nhựa, lốp xe... hoặc sào, gậy, đoạn cây khô quăng xuống để người đó bám vào, rồi la hét t́m người lớn trợ giúp.
Thầy Tước lư giải, người sắp bị đuối nước - trạng thái mà dân gian gọi là "giă gạo", thường đă uống một lượng nước khá lớn và bị sặc, thần trí hoảng loạn, bản năng sinh tồn trỗi dậy mạnh mẽ. Nếu xuống cứu, người bơi lội không giỏi hoặc có thể trạng yếu hơn rất dễ bị nạn nhân kéo ch́m dẫn đến mất mạng.
Thầy giáo làng tự hào bài học cứu đuối đă được một nữ sinh lớp 8 vận dụng thành công, cứu được nam sinh lớp 4 đang chấp chới dưới ruộng lúa ngập nước mùa lũ. Cô học tṛ trên đường về thấy người sắp đuối nước, chạy vội đến mép ruộng dùng chân ḍ mực nước an toàn, thấy có điểm bám mới tiếp cận, cầm thắt lưng của bạn đi cùng ném ra, kéo cậu bé vào bờ.