Phán quyết của Ṭa án Tối cao cho phép các bang Mỹ áp lệnh cấm phá thai, châm ng̣i cho loạt cuộc biểu t́nh bùng nổ trên toàn quốc.
Một nhà hoạt động v́ quyền phá thai phát biểu qua loa phóng thanh trong cuộc biểu t́nh ở thủ đô Washington ngày 26/6, hai ngày sau khi Ṭa án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết công nhận quyền phá thai của phụ nữ.
Phong trào biểu t́nh phản đối quyết định của Ṭa án Tối cao Mỹ đang lan rộng khắp đất nước. Hàng trăm người hôm qua tụ tập bên ngoài trụ sở Ṭa án Tối cao ở Washington, tham gia buổi cầu nguyện dưới ánh nến.
Đa số các cuộc biểu t́nh diễn ra trong ôn ḥa, nhưng hàng chục người đă bị bắt v́ có hành vi quá khích. Phán quyết của Ṭa án Tối cao đang đẩy nước Mỹ vào t́nh cảnh chia rẽ, khi một số bang đă hoặc sẽ sớm công bố luật cấm phá thai, c̣n một số bang vẫn cho phép.
Kết quả thăm ḍ được CBS công bố cho thấy 59% người Mỹ và 67% phụ nữ được hỏi không tán thành quyết định của ṭa án.
Phán quyết của Ṭa án Tối cao ngày 24/6 ủng hộ luật của Mississippi do đảng Cộng ḥa hậu thuẫn, cấm phá thai sau 15 tuần.
Cảnh sát Đồi Capitol chặn một người biểu t́nh bên ngoài trụ sở Ṭa án Tối cao.
Ṭa án Tối cao Mỹ đảo ngược phán quyết vụ kiện "Roe chống lại Wade" đă đưa ra năm 1973. Khi đó, Ṭa án Tối cao tuyên bố phá thai là một trong những quyền con người căn bản của phụ nữ và là quyền hiến định dựa trên tu chính án số 14. Án lệ này đă được coi là văn bản pháp luật cao nhất ở Mỹ trong vấn đề phá thai.
Ṭa Tối cao đánh giá phán quyết trong vụ kiện "Roe chống lại Wade" cho phép phá thai từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ là quyết định sai lầm v́ Hiến pháp Mỹ không đề cập cụ thể quyền phá thai.
Sau phán quyết của Ṭa án Tối cao, các bang Mỹ giờ đây có quyền thông qua luật cấm phá thai. 26 bang được coi là chắc chắn hoặc có khả năng cấm phá thai. Mississippi nằm trong số 13 bang đă chuẩn bị sẵn luật để cấm phá thai khi phán quyết năm 1973 bị đảo ngược.
"Hiến pháp không trao quyền phá thai", Ṭa Tối cao Mỹ ra tuyên bố. "Thẩm quyền ra quy định về việc phá thai được trả lại cho người dân và các quan chức dân cử".
Những người biểu t́nh giương biểu ngữ lớn in chữ màu xanh "Thân thể của tôi, quyền lựa chọn của tôi", cùng nhiều biểu ngữ khác diễu hành trên đường phố Washington.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland cho biết Bộ sẽ đấu tranh để bảo vệ quyền phá thai, báo hiệu các cuộc chiến pháp lư sẽ xảy ra sau phán quyết của Ṭa án Tối cao.
Phá thai có khả năng vẫn hợp pháp ở các bang theo quan điểm tự do. Hơn 10 bang hiện có luật bảo vệ quyền phá thai. Trong khi đó, nhiều bang do đảng Cộng ḥa lănh đạo những năm gần đây đă thông qua các hạn chế phá thai.
Theo phán quyết mới nhất của Ṭa án Tối cao, nhiều phụ nữ mang thai ngoài ư muốn có thể phải đến bang khác để phá thai.
"Con gái, cháu gái sẽ không bao giờ tha thứ nếu chúng ta không hành động lúc này", một người phụ nữ giơ khẩu hiệu phản đối quyết định của Ṭa án Tối cao tại trung tâm thành phố Los Angeles ngày 26/6.
Tổng thống Joe Biden gọi phán quyết này là "sai lầm bi thảm" xuất phát từ "hệ tư tưởng cực đoan" và cho rằng đây là "ngày buồn cho ṭa án và đất nước". "Sức khỏe và cuộc sống của phụ nữ ở quốc gia này đang bị đe dọa", ông Biden nói, đồng thời cảnh báo rằng các quyền khác có thể bị đe dọa, như hôn nhân đồng tính và biện pháp tránh thai.
Biểu t́nh cũng nổ ra ở nhiều bang khác của Mỹ sau phán quyết. Trong ảnh, cảnh sát dàn xe đạp phong tỏa đường phố ngăn người biểu t́nh ở Austin, Texas, ngày 25/6.
Tỷ lệ phá thai ở Mỹ lên mức cao nhất vào năm 1980, 7 năm sau phán quyết năm 1973, ở mức 29,3 ca trên 1.000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-44).
Số trường hợp phá thai đă giảm xuống 13,5 ca trên 1.000 phụ nữ vào năm 2017, trước khi tăng lên mức 14,4 ca năm 2020. Trong năm 2020, có 930.160 ca nạo phá thai ở Mỹ, chiếm 20,6% trong tổng số ca mang thai, tăng từ 18,4% năm 2017. Mississippi đă chứng kiến mức tăng 40% số ca phá thai từ năm 2017 đến năm 2020.
Trên thế giới, t́nh trạng phá thai nh́n chung đang tăng lên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết khoảng 73 triệu ca phá thai diễn ra trên toàn cầu mỗi năm, chiếm 29% số ca mang thai.