Người uống bia rượu nhiều ban đầu có thể mất trí nhớ tạm thời và lâu dài gây rối loạn tâm thần, thậm chí có thể dẫn đến teo năo.
Chị Nguyễn Phương Linh (TP HCM) buồn phiền than thở v́ chồng đi nhậu triền miên. Không chỉ đi nhậu lai rai cuối giờ làm, anh Đông (chồng chị, một kỹ sư xây dựng) c̣n thường xuyên nhậu thâu đêm.
"Hao tốn tiền bạc là một chuyện, mà đáng lư tiền đó để dành lo cho con th́ phải tốt hơn không. Quan trọng hơn, tôi lo cho sức khỏe của chồng. Từ ngày anh nhậu nhiều, sức khỏe và tính khí thay đổi thấy rơ", chị Linh cho biết.
Nhậu xong, anh Đông dễ gây hấn, cáu gắt với vợ con; lại hay quên, có hôm quên ch́a khóa xe, quên mang theo bóp tiền, việc gia đ́nh...
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức - Trưởng khoa Nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, nếu một người uống rượu nhiều lần, uống lâu dài th́ sẽ bị nghiện. Nhiều người nghiện rượu nhưng không hay biết, chiều nào đi làm về cũng rủ nhau "làm vài chai" th́ mới cảm thấy dễ chịu. Uống rượu, bia liên tục khiến các tế bào của hệ thần kinh đă quen với nồng độ rượu nhất định. Khi nồng độ rượu giảm đi, các tế bào thần kinh không chịu hoạt động nữa khiến người nghiện rượu trở nên chậm chạp, lờ đờ và run tay chân.
Bác sĩ Minh Đức chia sẻ thêm, nếu uống nhiều rượu bia, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như giảm trí nhớ, thường xuyên quên thông tin, gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch, tư duy, tính toán, bị trầm cảm, lo lắng, đa nghi. Nghiện rượu mạn tính có thể gây ra bệnh động kinh (co giật) hay bệnh viêm đa dây thần kinh mạn tính gây yếu cơ, teo cơ, giảm cảm giác, đi không vững...
Theo bác sĩ Minh Đức, lạm dụng rượu bia có thể khiến người uống đối mặt với các nguy cơ:
Rối loạn giấc ngủ: Khi chất cồn được ngấm vào máu sẽ làm chậm năo bộ, ban đầu, người uống có thể thấy dễ ngủ. Tuy nhiên, sau đó sẽ không thể ngủ ngon v́ trong giấc ngủ, cơ thể vẫn tiếp tục hấp thụ và xử lư chất cồn.
Người uống rượu không thể có giấc ngủ sâu, không có giai đoạn "vàng" của giấc ngủ giúp cơ thể phục hồi lại các căng thẳng và tổn thương vào ban ngày. Nhiều khả năng, uống rượu rồi đi ngủ sẽ gặp ác mộng. Rượu cũng có thể khiến giấc ngủ bị gián đoạn.
Giảm trí nhớ: Khi say, nhiều người uống rượu, bia không thể nhớ được ḿnh đă làm những ǵ, đi về nhà bằng cách nào... Về lâu dài, uống quá nhiều rượu bia có thể ảnh hưởng đến năo và có thể dẫn đến mất trí nhớ và sa sút trí tuệ. Tổn thương năo do rượu có thể biểu hiện bằng phán đoán kém và khó ra quyết định, dần bệnh nhân bị mất trí nhớ. T́nh trạng giảm trí nhớ dễ xảy ra hơn khi rượu đi vào máu nhanh chóng, nhất là là uống rượu khi đói hoặc tiêu thụ lượng lớn rượu trong thời gian ngắn.
Gây teo năo: Uống rượu ảnh hưởng lên vùng năo bộ có chức năng ghi nhớ và lư luận. Bác sĩ Minh Đức cho biết thêm, những người uống rượu nhiều hơn 4 ly tiêu chuẩn mỗi ngày có nguy cơ teo năo cao gấp 6 lần so với những người uống ít. Với những người uống trung b́nh, nguy cơ này có thể cao gấp 3 lần.
Một nghiên cứu thực hiện trên 2.423 người của Đại học Washington và Đại học Duke (Mỹ) cho thấy, rượu bia không chỉ gây ảnh hưởng đến chất xám và chất trắng trong năo mà c̣n khiến năo dễ bị teo.
Bá sĩ Minh Đức chia sẻ thêm, do cồn trong rượu dễ dàng xâm nhập vào hệ thống thần kinh, chúng dễ dàng phá hoại những tế bào năo của người uống. Có đến 100.000 tế bào năo sẽ bị giết chết khi uống một ly rượu. Người nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh năo Wernicke hay hội chứng quên Korsakoff gồm mất khả năng nhớ và nhớ lẫn lộn, gọi nôm na là 'teo năo'. Teo năo c̣n gây nhiều hệ lụy khác như chứng mất ngủ, ảo giác, nói nhiều, hoang tưởng, run tay chân... thậm chí bị tâm thần phân liệt.
"Người nghiện rượu bia hầu hết bị rối loạn mất ngủ, một nửa phải điều trị tâm thần; khoảng 1/3 mắc hội chứng quên, khoảng 1/4 bị rối loạn trí nhớ. Chủ động cai rượu giúp tránh t́nh trạng tổn thương năo vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của gia đ́nh", bác sĩ Minh Đức nói.
Thông tin từ Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới sử dụng nhiều rượu bia.