Người bệnh cảm, ho có đờm, xổ mũi vẫn có thể uống sữa, cân nhắc nếp sinh hoạt, vệ sinh hệ hô hấp hợp lư.
Người bị cảm kèm các triệu chứng hô hấp như ho có đờm, chảy mũi nước... có thể được khuyến nghị kiêng uống sữa, các sản phẩm từ sữa để tránh tạo dịch nhầy cổ họng. Tuy nhiên, tổ chức Dị ứng và Miễn dịch lâm sàng (ASCIA, Australia) cho biết, người bệnh cảm giác đờm nhiều hơn, khó nuốt hơn sau khi uống sữa có thể do độ đặc của ḍng sữa, độ dịch tiết ở họng là như nhau, gây bao bọc đờm, nghẹn ở cổ họng. V́ thế, người bệnh có thể cảm giác nặng ở họng rồi ho. Người bị dị ứng sữa thường có các triệu chứng nghẽn, tăng tiết chất nhầy ở họng khi tiếp xúc với sữa, dù không bị cảm gây ho. Với hầu hết người bị cảm lạnh uống sữa có thể bị khó chịu ở họng do đờm bị bao bọc bởi sữa.
Cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng hô hấp thường gây tiết nhiều dịch, bệnh nhân bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng. Đôi khi, cơ thể sẽ "chiến đấu" với virus cảm bằng phản ứng sốt. Theo Very Well Health, các triệu chứng này là cách cơ thể đang loại các tác nhân gây bệnh ra ngoài. Ví dụ, tăng dịch nhầy ở họng là cách cơ thể đang chống lại tác nhân gây nhiễm trùng; bạn sẽ ho có đờm, x́ mũi để tống các virus cảm ra khỏi cơ thể giúp phục hồi trạng thái sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy, người đang bị cảm, bị ho và mũi tiết dịch nhầy không ảnh hưởng đến thói quen uống sữa. Ảnh: Freepik
Theo ASCIA, các nhà nghiên cứu vẫn đang tranh luận, uống sữa có góp phần gây tắc nghẽn hệ hô hấp hay không. Một số nghiên cứu ban đầu cho kết quả, các sản phẩm từ sữa không gây tăng sản xuất dịch nhầy. Các nhà nghiên cứu đo lường mật độ sản xuất dịch nhầy ở bệnh nhân hô hấp, phát hiện sữa không gây ảnh hưởng đến lượng chất nhầy được các bệnh nhân này đưa ra ngoài. Người tham gia thử nghiệm nghiên cứu, uống sữa ḅ hoặc sữa đậu nành đều nhận thấy triệu chứng giống nhau, dù họ không cho biết loại sữa vừa uống. Tuy nhiên, một số mẫu nghiên cứu gần đây lại cho thấy, người ngưng dùng sữa và thực phẩm chứa sữa, sau 6 ngày có giảm triệu chứng nghẹn cổ họng hơn, so với nhóm người dùng thực phẩm chứa sữa.
Người lớn tuổi, người sống ở nơi có thời tiết khô hanh, ngồi máy lạnh thường xuyên, người uống thiếu nước và một số thuốc uống có thể gây tăng t́nh trạng bệnh lư, sinh nhiều dịch nhầy hơn. Chất nhầy lúc này được tạo ra trong mũi, xoang và phổi giúp giữ lại vi trùng, các hạt bụi bẩn. Các kháng thể có trong chất nhầy sẽ nhận biết vi trùng, loại chúng khỏi hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể đang bị bệnh khỏi nhiễm trùng. Quá nhiều chất nhầy trong đường hô hấp có thể do nhiễm trùng hay dị ứng, gây ho, đau họng và khàn giọng.
Uống đủ nước là một trong các cách hiệu quả có thể giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Bạn cũng có thể dùng máy tạo độ ẩm không khí, giữ nơi sống và làm việc sạch thoáng, rửa mũi, xoang bằng nước muối sinh lư dạng xịt hoặc b́nh rửa mũi. Các cách tự nhiên này giúp làm loăng chất nhầy, dễ đưa dịch thừa khỏi cơ thể hơn. Một số thuốc không kê đơn hỗ trợ thông mũi, loăng đờm cũng có hiệu quả tương tự.