Nga cảnh báo 'thảm họa' khí đốt tiềm tàng đối với Đức. Hôm nay 16/6, Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov cảnh báo các vấn đề bảo tŕ tuabin bơm khí đốt qua đường ống Ḍng chảy Phương Bắc có thể cắt đứt hoàn toàn nguồn cung khí đốt tự nhiên cho khối này.
“Kịch bản này cũng sẽ trở thành thảm hoạ đối với Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung khí đốt qua đường ống dẫn khí Ḍng chảy Phương Bắc (Nord Stream) ”, ông Chizhov trả lời phỏng vấn hăng thông tấn RIA Novosti tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) hôm 16/6.
Trước đó vào hôm 15/6, Tập đoàn Gazprom của Nga đă tuyên bố cắt giảm lượng khí đốt chuyển tới Đức qua tuyến đường ống Ḍng chảy phương Bắc lên đến mức 60%, cao hơn mức 40% mà Gazprom đưa ra một ngày trước đó. Nga giải thích rằng việc giảm lượng khí đốt cung cấp cho Đức qua đường ông Ḍng chảy phương Bắc chạy qua biển Baltic là do việc sửa chữa và bảo tŕ các thiết bị nén khí của Siemens ở Canada bị chậm trễ và chưa thể đưa trở lại vận hành do vướng phải các lệnh trừng phạt của Canada. Nguồn cung khí đốt qua đường ống này giảm từ 167 triệu m3/ngày xuống chỉ c̣n 67 triệu m3.
“Chúng ta nên hỏi Siemens rằng tại sao các thiết bị nén khí phải được bảo tŕ ở Canada. Tôi không muốn đưa ra bất kỳ lời khuyên nào, nhưng tôi nghĩ rằng có thể họ đă học được cách tự sửa chữa tuabin”, ông Chizhov nói thêm.
Về phần ḿnh, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cáo buộc Nga đang t́m cách gây bất ổn thị trường, đẩy giá năng lượng leo thang, nhưng ông cũng khẳng định Berlin hiện vẫn bảo đảm được an ninh nguồn cung. Theo ông, việc bảo dưỡng đường ống có vai tṛ quan trọng, nhưng triển khai trong thời gian này là không hợp lư. Những bước đầu tiên nên được triển khai vào mùa Thu và không nên để bảo dưỡng làm giảm khí đốt.
Thứ trưởng Bộ Kinh tế Đức, ông Oliver Krischer, đặt nghi vấn bước cắt giảm này có thể liên quan đến vụ Đức cấp khoản vay có thể không phải hoàn lại trị giá 10 tỷ euro cho Gazprom Germania - một công ty con của Gazprom nay thuộc quyền quản lư của Đức.
“Không loại trừ khả năng có sự kết nối giữa hai việc này, theo hướng là hành động để trả đũa lẫn nhau”, ông Krischer phát biểu trước tiểu ban năng lượng và bảo vệ khí hậu thuộc Quốc hội Đức.
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE London, giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu đă lần đầu tăng vọt lên hơn 1.500 USD/1.000 m3 vào ngày 16/5, đây là mức tăng cao nhất kể từ tháng 4.
VietBF@ sưu tập
|