Người bị đau nhức xương khớp có thể cân nhắc sử dụng gừng, nghệ, hạt lanh, bơ đậu nành, dầu nho đen… để giúp giảm các triệu chứng.
Viêm khớp là một bệnh lư mạn tính của khớp có đặc tính viêm và đau, hậu quả là dẫn đến hạn chế hoặc mất cử động khớp. Viêm khớp có rất nhiều dạng, thường gặp nhất là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Để hạn chế viêm khớp, thông thường người bệnh được bác sĩ khuyên duy tŕ cân nặng ở mức b́nh thường, tập thể dục đều đặn, chườm nóng và chườm lạnh giúp giảm đau... Bên cạnh đó, lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp và sử dụng thêm một số loại thảo mộc được nghiên cứu có lợi cho chứng viêm khớp dạng thấp.
Nghệ
Trong nghệ chứa nhiều curcumin. Từ xưa nghệ đă được biết đến với vai tṛ giảm viêm, giảm đau và cứng khớp liên quan đến viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp và viêm bao hoạt dịch. Ngoài ra, curcumin c̣n có thể giúp ngăn ngừa sự phân hủy xương ở những người bị viêm khớp dạng thấp.
Carcumin trong nghệ là một chất chống viêm mạnh, có vai tṛ ngăn chặn các các cytokine và enzym gây viêm, bao gồm 5-LOX và cyclooxygenase-2 (COX-2). Tuy nhiên, người bị đau xương khớp nên hỏi ư kiến bác sĩ trước khi dùng nghệ v́ chất này có thể hoạt động như chất loăng máu gây đau dạ dày.
Gừng
Gừng ở dạng tươi hay khô cũng đều có công dụng giúp giảm đau khớp và giảm viêm ở những người bị viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp.
Theo Tổ chức Viêm khớp Mỹ, gừng được chứng minh có đặc tính chống viêm tương tự như ibuprofen, celecoxib ức chế COX-2 và thậm chí cả chất chẹn TNF. Gừng cũng làm tắc một số gen gây viêm, giúp giảm đau hiệu quả.
Hạt lanh chứa axit béo omega-3 giúp chống viêm. Ảnh: Freepik
Hạt lanh
Hạt lanh hay dầu hạt lanh chứa axit béo omega-3, omega-6 và lignans (hợp chất thực vật có lợi, tương tự như chất xơ). Hạt lanh chứa nhiều axit alpha-linolenic, một loại axit béo omega-3 có thể chuyển đổi thành EPA và DHA (các hoạt chất trong dầu cá) được biết đến là chất chống viêm.
Hạt lanh giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp, lupus thông quan việc bôi trơn các khớp, giảm độ cứng và đau khớp. Ngoài ra, hạt lanh c̣n được biết đến với vai tṛ làm giảm tổng lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số loại ung thư.
Hoa hồng
Bột của hoa hồng là một nguồn thảo dược giàu vitamin C làm giảm viêm bằng cách ức chế sản xuất các protein và enzyme gây viêm, bao gồm COX-1 và COX-2.
Các nghiên cứu trên động vật và trong ống nghiệm đă chỉ ra rằng hoa hồng có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Đối với bệnh nhân mắc các bệnh viêm xương khớp, hoa hồng giúp làm giảm đau khớp, cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Bơ đậu nành
Bơ đậu nành là một chiết xuất thực vật tự nhiên được làm một phần từ dầu bơ với dầu đậu nành. Các nghiên cứu đă chứng minh bơ đậu nành làm chậm sự tiến triển của viêm xương khớp, các chất có trong bơ đậu nành giúp ngăn chặn hóa chất gây viêm nhiễm, ngăn chặn sự suy thoái của các tế bào hoạt dịch và có thể giúp tái tạo mô liên kết.
Một nghiên cứu năm 2003 được công bố trên Tạp chí Thấp khớp (Mỹ) cho thấy bơ đậu nành làm ức chế sự phân hủy của sụn và thúc đẩy quá tŕnh sửa chữa. Người sử dụng bơ đậu nành cho biết họ cảm thấy có sự cải thiện các triệu chứng viêm khớp háng và đầu gối.
Capsaicin trong ớt
Capsicim có nhiều trong quả ớt sừng. Capsaicin kích hoạt các thụ thể thần kinh cụ thể gây ra cảm giác nóng cục bộ hoặc ngứa râm ran. Sự kích hoạt kéo dài của Capsaicin khiến các thụ thể thần kinh mất khả năng hoạt động b́nh thường trong một thời gian dài. Capsaicin thường hiệu quả khi được sử dụng thường xuyên.
Các nghiên cứu đă chỉ ra rằng capsaicin làm giảm hiệu quả cơn đau do viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và đau cơ xơ hóa. Trong một nghiên cứu năm 2010 của Đức, cho thấy những người sử dụng capsaicin dạng kem giảm 50% cơn đau khớp sau 3 tuần.
Dầu nho đen
Dầu hạt nho đen được lấy từ hạt của quả nho đen. Trong dầu nho đen chứa từ 15-20% axit gamma-linolenic (GLA), có thể làm tăng phản ứng miễn dịch ở người cao tuổi. Lưu ư quả nho đen không có tác dụng tương tự như dầu nho đen.
Theo các chuyên gia của Tổ chức Viêm khớp Mỹ, dù là thảo mộc, trước khi được sử dụng, người bị đau xương khớp nên hỏi ư kiến bác sĩ, do mỗi loại đều có những tác dụng phụ khác nhau. Người đau xương khớp nên sử dụng thận trọng, tránh để xảy ra hệ lụy không mong muốn.