Nước mía có thể làm tăng đường huyết nên người mắc bệnh tiểu đường có thể uống hạn chế, khoảng 1-2 ly mỗi tuần.
Theo tờ Healthline (Mỹ), nước mía chứa các chất chống oxy hóa như phenolic, flavonoid; giàu vitamin, khoáng chất, chất điện giải thiết yếu như kali. Nước mía không phải là đường nguyên chất. Thức uống này chứa khoảng 70-75% nước, 10-15% chất xơ và 13-15% đường ở dạng sucrose giống như đường ăn.
Nước mía cung cấp các chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất... Ảnh: Freepik
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một ly nước mía (240 ml) cung cấp cho cơ thể khoảng 183 calo, 0 gram chất đạm, 0 gram chất béo, 50 gram đường, 27,51 gram carbohydrate (carb). Trong một ly nước mía 240 ml chứa 50 gram đường tương đương với 12 thìa cà phê đường. Con số này nhiều hơn liều lượng đường được khuyến nghị: 9 muỗng cà phê đường cho nam và 6 muỗng đường cho nữ trong tổng lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Đường là một loại carbohydrate (carb) mà cơ thể phân hủy thành glucose. Một số thực phẩm và đồ uống có hàm lượng carb cao có thể làm tăng lượng đường trong máu quá mức, nhất là khi bạn có hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người bệnh nên xem xét liều lượng dùng cẩn thận.
Đường trong nước mía là loại đường tự nhiên, có chỉ số GI (chỉ số đánh giá khả năng hấp thụ nhanh, chậm và làm tăng nồng độ đường glucose trong máu) thấp dưới 50. Tuy nhiên, chỉ số tải đường GL (chỉ số hấp thụ tinh bột khi vào cơ thể) ở mức cao. Vì thế, người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống nước mía nhưng phải đảm bảo liều lượng vừa phải.
Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên nạp vào cơ thể từ 120-150 gram carb, tương đương với 3 bữa chính (30-45 gram carb cho mỗi bữa) và 2 bữa phụ 15 gram carb trong ngày. Cách tốt nhất để giữ lượng đường trong máu ổn định nếu muốn uống nước mía là hạn chế uống quá nhiều thức uống này trong cùng một ngày.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế đường nhưng không phải loại bỏ hoàn toàn, có thể uống quá 1-2 ly trong tuần. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thực phẩm, nước uống có chứa hàm lượng đường cao để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn cũng có thể thay thế nước mía bằng cà phê không đường, trà hoặc nước trái cây pha loãng. Những đồ uống này có vị dịu nhẹ và không gây khiến lượng đường trong máu tăng quá cao.
Mỗi thực phẩm đều cung cấp một lượng carb nhất định. Lượng carb trong một ly nước mía gần bằng lượng carb có trong một quả chuối chín, một miếng dưa hấu hay một trái cam chín. Bạn có thể căn cứ vào chỉ số GL trong thực phẩm để gia giảm lượng thức ăn, nước uống nạp vào cơ thể trong mỗi buổi ăn.
Nước mía có chứa chống oxy hóa, giúp cơ thể duy trì làn da khỏe mạnh, giữ ẩm cho da. Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong thức uống này góp phần phòng chống lại các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Chúng còn bảo vệ gan khỏi bị viêm và hỗ trợ kiểm soát mức sắc tố da cam.
Kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt hơn, hỗ trợ chữa trị táo bón. Nước mía có thể phòng ngừa sâu răng và hạn chế hôi miệng. Thức uống này cũng có ích cho những người đang bị sốt, nhất là trẻ nhỏ vì cơ thể sẽ bị mất rất nhiều protein trong quá trình sốt. Nước mía sẽ bù đắp lượng protein đã mất, giúp cơ thể nhanh hồi phục sau cơn sốt.