Rèn luyện thể chất đôi khi gây viêm mũi, có thể gây có chịu, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt thường ngày.
Thông thường, tập thể dục làm nhịp tim tăng nhanh, các mạch máu trong cơ thể co lại. Sự co mạch này dẫn đến giải phóng hormone adrenaline khi cơ thể căng thẳng giúp cải thiện nhịp thở. Các nghiên cứu cho biết, người bị viêm mũi dị ứng hoặc viêm mũi không dị ứng có thể dễ tiếp xúc với nhiều chất gây dị ứng khi tham gia tập thể dục. Theo nghiên cứu từ Tạp chí Quốc tế Tai mũi họng về vấn đề hô hấp ở các vận động viên, hít thở sâu và nhanh hơn tạo điều kiện cho các chất gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể làm tăng các triệu chứng bệnh. Nguyên nhân do mũi đóng vai trò như "bộ lọc không khí" cho cơ thể và thực hiện ngăn cản bụi và chất gây dị ứng vào phổi, quá trình này diễn ra dồn dập trong khi tập thể dục có thể gây tăng viêm trong khoang mũi.
Theo các nhà nghiên cứu, có 3 nguyên nhân phổ biến sau thường gây viêm mũi khi tập thể dục.
Tiếp xúc chất kích ứng trong không khí: Người tập có thể đã tiếp xúc các chất gây kích ứng như khói, mùi nặng gây kích ứng mũi. Do đó, theo tự nhiên, bạn giảm tiếp xúc các chất kích ứng này có thể khỏi tình trạng viêm mũi mạn tính.
Căng thẳng: Chứng viêm mũi do cảm xúc xảy ra khi bạn gặp căng thẳng hay đang xúc động. Một nghiên cứu từ Tổ chức Dị ứng Hen suyễn (Mỹ) cho thấy, người có mức độ căng thẳng cao thường có nguy cơ bị sổ mũi, ho và nghẹt mũi nhiều hơn những người ít căng thẳng.
Khi hít thở ngoài trời, người tập thể thao có thể bị tăng nguy cơ tiếp xúc các chất gây kích ứng hệ hô hấp. Ảnh: Freepik
Viêm mũi vận mạch: là một loại tổng hợp của viêm mũi không có triệu chứng dị ứng, thường xảy ra ở người cao tuổi. Triệu chứng phổ biến của chứng viêm mũi này gồm nghẹt mũi, cổ họng có đờm và khó nuốt.
Hiệp hội Bác sĩ gia đình (Mỹ) hướng dẫn cách tự nhiên trong điều trị viêm mũi do tập thể dục là tránh tiếp xúc các tác nhân gây nguy cơ, như chất kích thích và giảm căng thẳng trí óc. Thực hiện điều này giúp bớt nghẹt mũi khi chơi thể thao, nhờ phản ứng tự nhiên của cơ thể với adrenaline được phát huy. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn không khỏi triệu chứng sau khi thực hiện những thay đổi trên thì nên đi khám để có sự tư vấn của bác sĩ.
Thông thường, các thuốc giúp điều trị viêm mũi có 3 nhóm: dạng hít, dạng xịt và dạng viên. Thuốc dạng hít giúp thư giãn và mở đường thở. Theo báo cáo nghiên cứu từ tờ Harvard Health vào tháng 3/2021, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến trí nhớ, người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Bệnh nhân viêm mũi do tập thể dục thường bị chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi hoặc ngứa mũi. Sau khi loại trừ các tác nhân gây kích ứng viêm mũi, bác sĩ có thể hỗ trợ bạn điều trị viêm mũi bằng các loại kem hoặc các loại thuốc xịt mũi.