Không tiêm vaccine phòng dại vì sợ ảnh hưởng đến tâm thần và thể chất, quan niệm sai lầm này đă dẫn đến nhiều ca tử vong v́ bệnh dại.
Cuối tháng 5 vừa qua, một nam sinh lớp 9 tại tỉnh Quảng B́nh đă tử vong sau một ngày phát bệnh dại với triệu chứng đau đớn, co thắt hầu họng, sợ gió, sợ nước. Khoảng một tháng trước đó, nam sinh này bị chó cắn. Hai ngày sau khi cắn người, con chó chết nhưng gia đ́nh vẫn chủ quan không cho con đi tiêm pḥng vaccine dại.
Mới đây, chị Hoàng Thị Hạnh (40 tuổi) đưa con gái 5 tuổi đến VNVC Tây Ninh tiêm vaccine pḥng dại. Chị cũng cho biết bé bị chó cắn khi về quê chơi. Lúc đó, người nhà đưa bé đến một thầy lang kiểm tra vết thương và được trấn an không sao. Nhiều người cũng khuyên chị rằng bé c̣n nhỏ, không nên tiêm vaccine dại v́ có thể ảnh hưởng đến tâm thần, suy giảm trí nhớ.
"Tôi rất bối rối và lo lắng. Cuối cùng tôi đă quyết định đưa con đến VNVC để bác sĩ tư vấn và tiêm pḥng dại", chị Hạnh nói.
Vaccine pḥng dại an toàn, không gây ảnh hưởng đến thần kinh và trí nhớ. Ảnh: Minh Ngọc
Ghi nhận tại các bệnh viện qua mỗi năm cho thấy, mùa hè là thời gian tiếp nhận các trường hợp trẻ bị chó, mèo cắn nhiều nhất trong năm. Do nghỉ hè, trẻ thường được vui chơi tự do, trong khi người dân vẫn c̣n thói quen nuôi chó, mèo thả rông không rọ mơm, khiến nguy cơ bị chó mèo cắn, cào gia tăng. Mặt khác, thời tiết nắng nóng là cũng điều kiện thuận lợi để bệnh dại phát triển ở chó, mèo.
Theo thống kê của Bộ Y tế, chỉ trong 9 tháng đầu năm 2021, tại 22 tỉnh thành trên cả nước đă có 40 trường hợp tử vong v́ bệnh dại.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, nhiều ca tử vong do chủ quan không tiêm vaccine pḥng dại là bài học rất lớn cho cộng đồng. Hiện nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, v́ vậy 100% người mắc bệnh dại sẽ tử vong khi đă xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn c̣n xem nhẹ bệnh dại, hiểu sai về tác dụng phụ của vaccine pḥng dại, không tiêm ngừa ngay cả khi bị chó, mèo, động vật cắn, dẫn đến những cái chết đau đớn và thương tâm.
Pḥng ngừa bệnh dại bằng vaccine an toàn
Bệnh dại gây ra bởi virus Rhabdovirus có trong nước bọt của những động vật bị bệnh dại và lây truyền sang người qua vết cắn, trầy xước. Sau khi xâm nhập, nếu không kịp thời tiêm vaccine dại, virus dại sẽ nhân nhanh số lượng ngay tại điểm cắn, di chuyển dọc theo các dây thần kinh, tiến thẳng lên năo với tốc độ khoảng 12-24mm mỗi ngày.
Khi virus xâm nhập sâu vào năo bộ, người bệnh bắt đầu có biểu hiện mất ngủ, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió, mắt long ṣng sọc, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, không thể uống nước, không nuốt được, ăn uống trở nên cực kỳ khó khăn. Ở thể này, người bệnh sẽ tử vong chỉ sau 1 -7 ngày kể từ khi phát bệnh.
Thể bại liệt ít gặp hơn, thể này khiến người bệnh tê liệt toàn bộ cơ thể, rối loạn tiểu, rối loạn đại tiện, liệt tay, chân. Người bệnh tử vong nếu liệt lan đến cơ hô hấp. Khi phát dại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn cho đến lúc tử vong.
BS. Chính nhấn mạnh, trước đây, các vaccine sử dụng trong tiêm pḥng dại là vaccine thế hệ cũ, có chứa các tế bào thần kinh được sử dụng ở một số quốc gia. Vaccine này có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng là biến chứng về thần kinh với tỷ lệ là 1/300 trường hợp. V́ vậy, các nhà khoa học khuyến cáo dừng hoàn toàn và không sử dụng các loại vaccine thế hệ cũ.
"Ngày nay, công nghệ sản xuất vaccine dại thế hệ mới đă được kiểm định và khẳng định tính an toàn, đáp ứng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Vaccine pḥng dại thế hệ mới không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người dùng", BS Chính cho biết.
Hiện nay, Việt Nam đang lưu hành vaccine Verorab (Pháp) và vaccine Abhayrab (Ấn Độ). Đây là 2 vaccine dại tinh chế, được dùng để pḥng chống bệnh dại và hỗ trợ điều trị pḥng bệnh dại sau phơi nhiễm. Cả hai vaccine này đều có tác dụng tạo miễn dịch chủ động pḥng bệnh dại cho cả người lớn và trẻ em, sau khi tiếp xúc hoặc bị con vật nghi dại cắn.
Cục Y tế dự pḥng, Bộ Y tế khuyến cáo gia đ́nh nên tiêm pḥng đầy đủ cho chó, mèo và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông động vật ra đường, chó ra đường phải được đeo rọ mơm. Hạn chế đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Cũng theo BS. Chính, khi bị chó, mèo hoặc động vật hoang dă cắn, người dân nên rửa vết thương dưới ṿi nước chảy kết hợp với xà pḥng liên tục trong 15 phút, sau đó rửa sạch vết thương với cồn 70 độ C, cồn i-ốt hoặc nước muối pha đặc. Người dân không nên cố gắng nặn máu, nên đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn tiêm vaccine pḥng dại kịp thời. Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh dại.