(George Friedmann)
Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, có thể biết hầu hết những sự kiện hàng ngày xảy ra trên trái đất. Có những lĩnh vực thật rơ ràng qua những con số và h́nh ảnh, ví dụ bóng đá. Nhưng có những lĩnh vực gây ra tranh luận quyết liệt: Chẳng hạn sự nguy hiểm thực sự của NATO, nguồn gốc Virus Corona, dự đoán tương lai, hay nói về bàn cờ địa chính trị trên thế giới…
Phần lớn chúng ta chỉ đọc tin qua mạng để tạo quan điểm cho ḿnh. Sức thuyết phục phụ thuộc vào hàm lượng thông tin, văn phong và thái độ truyền tin của người viết. Đối với tôi, điều quư giá chúng ta có được, hơn hẳn các thế hệ đi trước, là quyền được tiếp cận nhiều thông tin, dù nó trái chiều hay có góc lệch.
C̣n ǵ vui hơn khi được nghiêm túc bàn luận về thế sự liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến từng con người ở tất cả các quốc gia. Tôi t́m thấy sức hấp dẫn của món ăn tinh thần thông qua các bài phân tích của những cá nhân nổi tiếng, dịch ra Việt ngữ để những người không có khả năng đọc tiếng nước ngoài cùng tham khảo.
Tôi cũng biết độc giả có nhiều loại. Có những người vừa mới đọc xong đă nhảy dựng lên v́ lệch quan điểm của anh ta, có những người không bao giờ thể hiện quan điểm, có những người bài nào cũng khen. Thông qua b́nh luận, tôi vẽ được bức tranh phản ánh trí tuệ mà cũng chỉ để một ḿnh tôi ngắm nghía.
Hôm qua tôi đọc được bài phân tích của giáo sư người Mỹ George Friedmann (73 tuổi), một trong những người nổi tiếng về phân tích địa chính trị, giám đốc cơ quan Geopolitical Futures do chính ông lập ra. Ông là tác giả của rất nhiều sách hay. Cuốn sách mới nhất vừa xuất bản của ông có tên „Der Sturm vor der Ruhe: Amerikas Spaltung, die heraufziehende Krise und der folgende Triumph“ (Cơn băo trước b́nh yên: Sự chia rẽ nước Mỹ, cuộc khủng hoảng đang h́nh thành và vinh quang kế tiếp) – Nhà xuất bản Plassen – Verlag (Đức)
Bài phân tích dưới đây được đăng trên Focus online, một tạp chí có uy tín ở CHLB Đức ngày 29/5/22.
ĐÓI QUYỀN LỰC, NƯỚC MỸ ĐĂ LÀM CHO NHÀ ĐỘC TÀI TRUNG QUỐC GẶP NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊM TRỌNG
Hiện tại nước Nga đang phá nát ḿnh v́ cuộc chiến ở Ukraine. Trung Quốc đang đứng trước những vấn đề rất lớn về kinh tế và chính trị. Chính v́ thế, nước Mỹ gần như đă quay trở lại vai tṛ cường quốc toàn cầu như vốn nó đă có.
Nhưng một số nước khác cũng được hưởng lợi v́ cuộc khủng hoảng hiện tại. Một ở châu Âu và một ở Viễn đông.
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vừa tuyên bố, nếu TQ tấn công Đài Loan, Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan đến cùng. Điều hay hơn nữa là Nhật Bản, một nước không tham gia các chiến dịch quân sự kể từ 1945 đến giờ, cũng xác định vị trí của ḿnh.
Về mặt quân sự, hiện tượng trên không gây ra thay đổi nhiều. Nếu Đài-Loan bị TQ tấn công, bằng tên lửa hiện đại của ḿnh, Mỹ sẽ đánh trả mang tính hủy diệt, trước khi quân đội TQ có thể đổ bộ lên đất Đài-Loan. V́ sao Bắc-Kinh phải dự tính nhiều nước cờ khi tấn công Đài-Loan mà vẫn chưa dám động binh thực sự. Từ khi nghe Mỹ tuyên bố, t́nh thế chính trị đă thay đổi rất kịch tính, không hẳn chỉ là những hậu quả về kinh tế.
Mỹ và Nhật không những là cường quốc kinh tế số một và số ba thế giới, mà họ c̣n là những khách hàng quan trọng nhất của TQ. Lời cảnh báo quân sự bao hàm cả cảnh báo hậu quả kinh tế.
Thêm vào đó là tuyên bố của „Khu vực kinh tế Thái-B́nh-Dương/ Ấn - Độ - Dương“ do Mỹ đặt tên. Hiệp hội kinh tế này bao gồm Nhật - Bản, Úc, New- Seeland, Hàn-Quốc, Ấn – độ, Singapur, Malaysia, Indonesia, Việt-Nam, Philippin, Thái-Lan và Brunei. Cho đến giờ cũng chưa rơ họ có kế hoạch ǵ và bao giờ thực hiện. Nhưng điều rơ ràng là ngày càng có nhiều nước muốn tham gia vào một hiệp hội có chung lợi ích kinh tế, chủ yếu do Mỹ tài trợ, và thành viên đầu tiên phải kể đến là Nhật-Bản.
Đó không c̣n là vấn đề nhỏ. TQ đang gặp khó khăn về kinh tế, chủ tịch Tập Cận B́nh cũng đang phải đương đầu với nhiều khó khăn. Kỳ tích kinh tế TQ phụ thuộc vào xuất khẩu để kích cầu nội lực. V́ nhiều lư do mà xuất khẩu của TQ giảm, nhu cầu nhập hàng TQ không c̣n như trước nữa. Hiện tượng này cùng với những vấn nạn khác sẽ góp phần làm hệ thống tài chính TQ bất ổn.
Ấn độ đang t́m cách chiếm vị trí là quốc gia xuất khẩu số một của TQ. Ngoài ra Malaysia, Indonesia, Việt-Nam, Philippin và Thái-Lan cũng muốn chiếm thị phần trong đó. Nếu một trong số những nước kể trên tiếp cận được với thị trường Mỹ, Nhật th́ TQ sẽ mất khả năng cạnh tranh.
Xuất phát điểm những vấn đề của TQ là chính trị thuần túy. Nước Mỹ đă từng là khách hàng lớn nhất của TQ (hoặc mức độ bây giờ không c̣n được như xưa). Điều này đă gây tổn hại lớn với các công ty Mỹ. Cựu tổng thống Donald Trump là dựng hàng rào thuế quan rất cao đối với hàng hóa TQ xuất sang Mỹ, thể hiện chính sách của Mỹ đối với TQ đă thay đổi.
Đối với TQ, họ phải có câu trả lời, thời kỳ xuất khẩu không giới hạn đă qua rồi và phải làm ǵ khi xuất khẩu cứ giảm dần, không c̣n thế mạnh. Về lâu về dài nó sẽ dẫn đến khủng hoảng niềm tin và có nguy cơ chôn vùi hệ thống tài chính TQ, v́ nó chỉ dựa vào bất động sản.
Muốn tái cơ cấu phải chịu đau đớn về kinh tế th́ mới mong ổn định. Mà làm như vậy lại dẫn đến khủng hoảng chính trị, hoặc phải có lực lượng cầm quyền mới, hoặc phải áp dụng chính sách trấn áp.
Hiện tại có hai vũ khí hướng vào TQ, một mặt là đối đầu quân sự trong đó có Đối thoại an ninh của bộ tứ gồm Nhật, Ấn-Độ, Úc và Mỹ, mặt khác là lĩnh vực kinh tế. Đó là những thách thức lớn đối với chiến lược xuất khẩu của TQ, v́ TQ chưa kịp chuyển mục tiêu sang phục vụ nội địa.
Gây chiến tranh cũng có thể là một hướng giải quyết, như Mỹ đă làm trong chiến tranh thế giới lần thứ hai. Nhưng xác suất Mỹ có thể phát động cuộc chiến quân sự chống TQ là cực kỳ nhỏ. Ngược lại Bắc-Kinh cũng biết rằng, nếu họ khơi mào cuộc chiến trước, họ sẽ đụng phải một liên minh quân sự rất mạnh.
Bây giờ tất cả đều nổi điên và bị thu hút vào cuộc chiến Nga- Ukraine. Nước Nga quyết định lùa quân đi xâm lược v́ cho rằng, Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ. Điều đó đă không xảy ra, trước hết do phương tây cung cấp vũ khí hiện đại cho Ukraine và cấm vận kinh tế Nga rất nặng.
TQ cũng nhận thấy có thể phải đương đầu với liên minh quân sự ngày càng mạnh và đất nước này ngày càng bị cô lập. Trước đây vài tháng, họ c̣n kư liên minh với Nga, nhưng chẳng rơ cái liên minh này có mang lợi cho bên nào không.
Chúng ta cũng không thể đánh giá được hiệp ước này, có lẽ do việc Nga xua quân xâm lược Ukraine mà đến bây giờ không thu được kết quả ǵ đáng kể. Qua đó TQ không thể giúp Nga cả về mặt chính trị lẫn kinh tế và Nga cũng không có khả năng giúp TQ về mặt quân sự.
Hệ quả tất yếu là Mỹ sẽ lại nổi lên như cường quốc số một, ngự trị toàn cầu (cho dù có lẽ chưa bao họ giờ mất chức năng này). Sự lớn mạnh của Nga và TQ tạo điều kiện để Mỹ t́m cách trở lại vị trí như họ đă có từ 1945 đến 1991. Hiện tại Mỹ đă có quan điểm rơ ràng với Nga và TQ cũng như châu Âu.
Ngay từ năm 2009 tôi đă tiên đoán, Nga có thể sẽ tấn công Ukraine, cho dù tôi đă nhầm thời điểm đánh cũng như đánh giá quá cao sức mạnh của Nga. Tôi cũng đă nhận định, cuộc chiến sẽ gây khủng hoảng trong nội bộ nước Nga, kéo theo khủng hoảng kinh tế ở TQ rồi sẽ kéo theo khủng hoảng chính trị. Kết quả là nước Mỹ sẽ giữ vững vai tṛ cường quốc số một trên thế giới.
Sau khi hàng loạt những dự đoán của tôi thành hiện thực, tôi muốn trở lại với những nhận định của tôi hồi đó về các vùng khác của thế giới trong ṿng 20 đến 30 năm sau.
Tôi cho rằng rất có thể Ba-Lan sẽ vươn lên trở thành một trong những cường quốc hàng đầu ở châu Âu, cũng như Nhật-Bản ở châu Á.
Ngoài ra chúng ta sẽ c̣n chứng kiến sự trỗi dậy của Thổ-Nhĩ-Kỳ. Hiện tại cuộc chiến tranh Ukraine sẽ đưa Ba-Lan lên vị trí một cường quốc quân sự, một yếu tố quyết định ở châu Âu. C̣n Nhật-Bản, v́ tiềm năng quân sự đang mạnh lên và khả năng kinh tế, sẽ là yếu tố quyết định trên lục địa châu Á, đồng thời TQ sẽ yếu đi.
Hiện tại, những nhận định của tôi về Thổ-Nhĩ-Kỳ chưa có những thuyết phục rơ ràng, nhưng tôi vẫn bảo lưu ư kiến của ḿnh.