Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ đă tăng vọt trong phiên giao dịch 23/5 khi thị trường nỗ lực phục hồi từ đợt bán tháo không ngừng kéo dài suốt nhiều tuần qua.
Kết thúc phiên giao dịch đầu tuần, Dow Jones đóng cửa với mức tăng 618 điểm, tương đương 1,98%, lên 31.880 điểm. S&P 500 cũng tăng 72,39 điểm, tương đương 1,86%. Nasdaq cũng tăng 180,66 điểm, tương đương 1,59%.
Tín hiệu tích cực trên thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện ngay đầu phiên phiên giao dịch 23/5 khi Dow Jones tăng 308 điểm, tương đương 0,99%. S&P 500 cũng tăng 0,79% và Nasdaq tăng 0,27%.
Theo đó, vào lúc 20h36 theo giờ Hà Nội, Dow Jones tăng 308,35 điểm lên 31.570 điểm, tương đương mức tăng 0,99%. S&P 500 tăng 30,79 điểm lên 3.932,15 điểm. Nasdaq tăng 30,24 điểm lên 11,384 điểm, tương đương 0,27%.
Cổ phiếu VMWare đă tăng 19% sau khi Bloomberg và Reuters đưa tin nhà sản xuất chip Broadcom đang đàm phán để mua lại công ty dịch vụ đám mây. Cổ phiếu Broadcom giảm 3,5%. Cổ phiếu Electronic Arts đă tăng 2,8% trong phiên giao dịch trước giờ khi có báo cáo cho rằng nhà sản xuất tṛ chơi điện tử đang t́m cách bán ḿnh hoặc sáp nhập.
Tâm lư thị trường dường như đă tăng lên sau khi Tổng thống Joe Biden cho biết chính quyền của ông đang xem xét giảm thuế đối với một số sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc.
"Tôi đang xem xét giảm thuế. Chúng tôi không áp đặt bất kỳ khoản thuế nào trong số đó. Chúng được chính quyền tiền nhiệm áp đặt và chúng tôi đang xem xét chúng", ông Biden nói.
Động thái mới trên thị trường chứng khoán Mỹ diễn ra sau phiên giảm sâu hôm thứ 6 tuần trước, đẩy S&P 500 vào "lănh thổ gấu", thuật ngữ mô tả chứng khoán giảm 20% so với đỉnh. Tuy nhiên, cú tăng cuối phiên đă giúp S&P 500 thoát khỏi mốc đáng buồn này.
Các nhà đầu tư cũng đang t́m kiếm các dấu hiệu cho thấy thị trường chạm đáy sau đợt bán tháo đă bước sang tháng thứ 6. Chiến lược gia đầu tư John Stoltzfus của Oppenheimer cho rằng việc bán tháo không phải hiếm trong thời điểm FED thắt chặt chính sách tiền tệ nhưng có vẻ thị trường đă bị "bán quá", gây ảnh hưởng đến cả những cổ phiếu có ḍng tiền và khả năng sinh lời mạnh.
"Chúng tôi vẫn lạc quan với những cổ phiếu có cơ bản mạnh hơn là những cổ phiếu công nghệ đang có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống, cả trong kinh doanh lẫn tiêu dùng. Chúng tôi t́m kiếm những cổ phiếu có thể tránh khỏi những ảnh hưởng bởi những lo lắng và khủng hoảng cao độ trên thị trường", Stoltzfus nói.
ADVERTISING
iTVC from Admicro
S&P 500 hiện đă giảm 19% so với mức cao kỷ lục của nó trong khi Dow Jones giảm 15,4%. Nasdaq đă giảm tới 30% so với đỉnh.
Tuần trước cũng đánh dấu chuỗi giảm 8 tuần liên tiếp của Dow Jones. Đây là cú giảm chưa từng có kể từ năm 1923. S&P 500 th́ giảm liên tiếp 7 tuần, mức giảm tệ nhất kể từ năm 2001. Nasdaq cũng có tuần giảm thứ 7 liên tiếp, kỷ lục buồn mà người ta không c̣n nh́n thấy kể từ tháng 3/2001.
Susan Schmidt của Aviva Investors cho biết: "Các nhà đầu tư luôn cố gắng xác định điều ǵ đang xảy ra đồng thời dự báo kết quả. Nhà đầu tư và cả thị trường luôn ghét sự không chắc chắn và đây là thời kỳ mà họ chẳng có bất kỳ dấu hiệu rơ ràng nào để đoán xem điều ǵ sẽ xảy ra tiếp theo khi lạm phát và các chính sách tiền tệ diều hâu hơn đang phủ bóng nền kinh tế".
Không chỉ chứng khoán Mỹ, chứng khoán châu Âu cũng đang duy tŕ sắc xanh. DAX của Đức tăng 145 điểm, tương đương hơn 1%. FTSE 100 của Anh cũng tăng 1,32% trong khi CAC 40 của Pháp tăng 0,38%. Euro Stoxx 500 tăng 31 điểm, tương đương 0,85%.
Trong phiên giao dịch ngày 23/5, Nikkei 225 của Nhật Bản cũng đă đóng cửa với mức tăng 262 điểm, tương đương 0,98%. Trong khi đó, Kospi của Hàn Quốc tăng 8 điểm, tương đương khoảng 0,3%. Tuy nhiên, Hang Seng của Hồng Kông, Trung Quốc ghi nhận mức giảm 247,18 điểm, tương đương 1,19%.
VietBF©sưu tập