Khí CO sản sinh từ việc đốt than, chạy máy phát điện... trong không gian kín có thể khiến nạn nhân dần hôn mê mà không nhận ra, nhanh chóng rơi vào cái chết "êm dịu" nếu không phát hiện kịp.
Vài ngày trước, gia đ́nh bốn người được phát hiện bất tỉnh trên gác lửng pḥng trọ rộng 16 m2 ở TP Thủ Đức (TP HCM), vào viện cấp cứu nhưng đều lần lượt tử vong. Gia đ́nh này buổi tối thường hấp cá bằng ḷ than tổ ong đặt trước cửa pḥng để sáng hôm sau mang ra chợ bán, pḥng trọ lắp máy lạnh. Nhà chức trách đang được điều tra, nguyên nhân có thể do các nạn nhân bị ngạt khí CO từ than tổ ong.
Năm nào Việt Nam cũng ghi nhận những trường hợp tử vong, nguy kịch do ngộ độc khí CO. Cách đây ba tuần, ba người ở Phú Yên bị ngạt khí CO v́ ngủ quên khi chạy máy phát điện để máy tạo khí oxy cho cá ch́nh, trong đó cháu bé 13 tuổi tử vong. Hai tháng trước, gia đ́nh ba người ở Lai Châu phải vào viện cấp cứu sau khi ở trong pḥng đóng kín cửa sưởi ấm bằng bếp than tổ ong. 10 người tử vong khi đi hát karaoke ở Quảng Ninh cũng được xác định "thủ phạm" là khí độc CO từ máy phát điện đặt trong pḥng hát.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết khí CO không màu, không mùi, rất khó phát hiện nên dễ dẫn đến ngộ độc nếu không cẩn thận trong các sinh hoạt hàng ngày.
Theo bác sĩ Hùng, khí độc này thường gây các triệu chứng thần kinh. Ở mức độ nhẹ, việc nhiễm độc có thể gây cảm giác đau đầu, buồn nôn, nôn ói. Mức độ cao hơn nữa là t́nh trạng khó tập trung, hoa mắt, lờ mờ, lú lẫn. Nếu không ra khỏi vùng khí độc, nạn nhân có thể khó thở, đau ngực, hôn mê, ức chế thần kinh trung ương gây ngưng thở.
Ngoài ra, khí CO c̣n ngấm vào máu, chiếm chỗ của khí oxy để gắn vào hồng cầu, khiến máu đến mô bị thiếu oxy, từ đó gây tổn thương các cơ quan như hủy cơ, suy thận, suy gan... Những tác động vào thần kinh và máu khiến người hít phải lượng lớn khí CO có thể ngất đi rồi nhanh chóng tử vong mà không hay biết, y học gọi là cái chết "êm dịu", cái chết "không báo trước".
Bệnh viện Chợ Rẫy mỗi năm tiếp nhận khoảng 5-7 vụ ngộ độc khí CO, thường là những chùm ca bệnh, bị cả gia đ́nh. Một số sản phụ sau sinh cũng bị ngạt khí do đốt than sưởi trong pḥng kín. Ngoài ra, một số trường hợp ngộ độc khí CO do hỏa hoạn, cháy nhà.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người...
Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng. Không đốt ḷ than, chạy máy phát điện, nổ máy xe... trong môi trường kín, phải có thông gió để tránh nguy cơ bị ngạt. Nếu nghi ngờ bị ngộ độc CO, cần nhanh chóng mở rộng cửa, đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, sau đó chuyển nhanh đến bệnh viện điều trị.