Nước tiểu màu vàng vì có chất urochrome. Thực ra màu của nước tiểu thay đổi tùy theo thành phần cấu tạo của nó.
1-Nước tiểu có những đặc điểm gì?
Sau khi đái, nước tiểu rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, nhưng ngay sau khi một người khỏe mạnh tiểu thì nước này lại rất tinh khiết.
Đã có những bà mẹ bị hậu sản, uống nước tiểu của chính con mình.
Nước tiểu mới đái của người không có bệnh đã được dùng để khử trùng, để uống khi du hành trong sa mạc mà không có nước.
Và khi cơ thể bị thiếu nước thì hai trái thận vẫn tiếp tục lấy nước của mô bào để đái.
2-Khi ta uống nhiều có ảnh hưởng tới sự tiểu tiện không?
Khi chúng ta uống nước trà, cà phê hoặc nước ngọt hay bất cứ một thứ nước nào có chất caffeine, ta sẽ đi tiểu nhiều hơn vì các thứ này có chất lợi tiểu là caffeine. Khi uống nhiều nước hoặc các loại rượu, thận sẽ làm việc để duy trì mức độ nước trong cơ thể.
3-Khi nào cần uống nhiều nước?
Khi bị sốt, chúng ta sẽ đổ mồ hôi rất nhiều hoặc khi ói mửa, đi tiêu chảy, cơ thể sẽ bị khô nước, ta được khuyến khích nên uống nhiều nước. Nước rất cần cho thận làm việc. Và khi ta tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng, đổ mồ hôi nhiều nhất là khi khí hậu nóng, ta cũng cần uống nhiều nước.
4-Đôi khi tại sao mót tiểu nếu tinh thần bị căng thẳng?
Khi tinh thần cảm thấy bị căng thẳng thì một số người có một nhu cầu giải tỏa cho bọng đái mặc dù cơ quan này chỉ chứa một chút nước tiểu. Lý do rất giản dị nhưng không đến nỗi ngạc nhiên. Khi ta cảm thấy bực mình nóng nảy thì bọng đái cũng bị kích thích. Như vậy có nghĩa rằng các bắp thịt của bọng đái mất khả năng thư giãn và ta mót tiểu.
5-Nước tiểu màu gì?
Nước tiểu màu vàng vì có chất urochrome. Thực ra màu của nước tiểu thay đổi tùy theo thành phần cấu tạo của nó. Khi thận thải ra một số lớn nước, nước tiểu sẽ loãng và có màu nhạt. Khi cơ thể cần giữ lại một số nước thì thận tạo ra một chất lỏng đặc hơn, do đó nước tiểu đậm hơn bình thường. Chẳng hạn như ban đêm khi ngủ, không tiêu thụ thực phẩm, nước uống, các hoạt động của cơ thể giảm và nước tiểu đầu tiên thường đậm hơn.
Khi tập luyện thể thao hoặc làm việc nặng, đổ mồ hôi nhiều nhất là khi khí hậu nóng, ta cũng cần uống nhiều nước. (Hình minh họa: Fred Tanneau/AFP via Getty Images)
6-Thận có trách nhiệm gì với say xỉn?
Nếu uống nhiều nước khi uống rượu, ta có thể giảm hậu quả của say xỉn. Rượu làm các mạch máu mở rộng và có tác dụng lợi tiểu; rượu làm tăng máu chảy qua thận và kích thích thận để thải ra nhiều nước hơn bình thường. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ thải ra nhiều nước hơn là uống. Và hậu quả là thiếu nước với khô miệng và nhức đầu của say xỉn.
7-Dược phẩm bán tự do có hại gì cho thận không?
Các dược phẩm như aspirin hoặc thuốc làm giảm đau đều không nên dùng quá nhiều vì có thể có hại cho thận. Các chất quá chua hoặc kiềm cũng giống như vậy. Thành ra dùng vừa phải và chỉ khi cần mà thôi.
8-Trẻ em bắt đầu kiểm soát tiểu tiện khi nào?
Với các cháu bé, giải tỏa tiểu tiện là nhiệm vụ của phản xạ. Khi bọng đái đầy nước, thành của nó giãn ra, các bắp thịt co lại, van mở rộng và nước tiểu thong thả chảy ra ngoài.
Tuy nhiên khi các em lên hai tuổi rưỡi, chúng bắt đầu kiểm soát tiểu tiện và khi lên ba, đa số đều bắt đầu tự giải tỏa được. Theo các nhà chuyên môn, mặc dù cha mẹ có cố gắng, các em cũng không làm được sớm hơn vì các bộ phận ở não chưa phát triển đầy đủ để làm công việc kiểm soát tiểu tiện này.
BS. Nguyễn Ý Đức
|