Hồ Nyos (Cameroon) khiến nhiều người ghê sợ sau thảm họa 36 năm trước. Khí độc trào ra khiến hơn 1.700 người chết chỉ trong một đêm.
Nyos là một hồ nước nổi tiếng ở Cameroon. Khung cảnh xung quanh không có ǵ đặc sắc c̣n nước hồ mang một màu vàng đục. Điều khiến Nyos trở nên nổi tiếng là sự nguy hiểm chết người. Trong quá khứ, hồ Nylos từng khiến 1.746 người và hơn 3.500 gia súc bỏ mạng.
Sự việc khiến hồ Nyos chỉ nhắc tên nhiều người đă khiếp sợ diễn ra vào 21/8/1986. Một tiếng nổ lớn vang lên từ phía hồ nước khiến những người nông dân sống xung quanh bàng hoàng. Cuộc điều tra sau đó kết luận tiếng nổ được tạo ra bởi một vụ sạt lở. Nếu Nyos chỉ là hồ nước b́nh thường, vụ sạt lở hoàn toàn không có khả năng giết chết ngh́n mạng người. Tuy nhiên, đáy hồ Nyos lại chứa lượng khổng lồ khí CO2.
Nguyên nhân là hồ Nyos h́nh thành trên "đường núi lửa Cameroon". Con đường này được tạo thành từ một chuỗi núi lửa, kéo dài khoảng 1.600 km, trải dọc theo khu vực biên giới phía đông Nigeria và vùng Ambazonie của Cameroon. Theo Forbes, đường núi lửa có thể đă h́nh thành từ 150 triệu năm trước, khi châu Phi bị tách khỏi Nam Mỹ.
Thông thường, lượng CO2 bên dưới hồ Nyos không bị ṛ rỉ ra ngoài. Tuy nhiên, đây là mối nguy tiềm tàng bởi v́ chỉ cần một chấn động lớn, hậu quả sẽ rất khó lường. Vụ sạt lở đă tạo nên cơn sóng thần cao tới 25 m, gây ngập mọi vùng xung quanh. Điều tồi tệ nhất là đám mây xuất hiện sau đó. Từ mặt hồ, đám mây CO2 cao khoảng 100 m lan ra xung quanh.
Nhiều trang gọi đây là "đám mây tử thần". Lượng CO2 khổng lồ khiến người dân quanh khu vực này ngạt thở chết. Các báo cáo cho thấy những người cách hồ Nyos 25 km cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều. "Những người sống sót kể lại họ ngửi thấy mùi lạ (khí lưu huỳnh) và một đám mây trắng xuất hiện. Sau đó, người thân của họ lần lượt gục xuống và không bao giờ tỉnh lại", Forbes viết.
Một số trường hợp ṭ ṃ đến xem tiếng động lạ đều bỏ mạng. Những người đóng kín cửa may mắn thoát chết. Dù vậy, khí độc vẫn có thể len qua các khe hở và giết chết những người đang nằm ngủ trong nhà. Người đang đứng ít có khả năng chết do đầu ở vị trí cao hơn lớp khí.
Theo Forbes, những câu chuyện dân gian về "ḍng suối nóng ma thuật" đă giúp các nhà khoa học t́m ra nguyên nhân vụ thảm họa. Tương truyền, khu vực này có con suối mà những động vật nhỏ như chim, cóc... lại gần sẽ chết ngay lập tức. Các nhà địa chất học nhận ra "suối ma thuật" trong truyền thuyết thực chất là suối nước nóng có hàm lượng khí núi lửa rất cao. Trước kia, người dân thường dùng sức mạnh siêu nhiên để lư giải các hiện tượng này.
Những hồ nước sát thủ như Nyos khá ít. Tháng 8/1984, một vụ phun trào khí gas tại hồ Monoun (Cameroon) cũng giết chết 37 người. Hồ Kivu ở biên giới Rwanda và Congo cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Theo các nghiên cứu, lượng khí độc tại hồ Kivu ở mức rất cao.
Để ngăn chặn thảm họa xảy ra lần nữa, các nhà khoa học quyết định lắp đặt đường ống xuống đáy hồ Nyos. Đường ống này có tác dụng giải phóng khí CO2 khỏi hồ. Trong giai đoạn từ năm 2001-2006, lượng CO2 trong hồ đă giảm khoảng 13%. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để t́m thêm phương án ngăn thảm họa trong tương lai.