Tập đoàn Lockheed Martin muốn tăng gấp đôi sản lượng tên lửa Javelin, trong bối cảnh giới chức Mỹ cảnh báo kho dự trữ cạn dần v́ viện trợ Ukraine.
James Taiclet, CEO tập đoàn quốc pḥng Mỹ Lockheed Martin, hôm qua cho biết doanh nghiệp này đặt mục tiêu xuất xưởng 4.000 tên lửa chống tăng Javelin mỗi năm, tăng gần gấp đôi mức 2.100 quả/năm hiện nay, thêm rằng quá tŕnh tăng sản lượng có thể mất vài năm.
"Chúng tôi có thể lập tức bắt đầu tăng tốc độ sản xuất. Chúng tôi đang lên kế hoạch dài hạn và không chỉ giới hạn với tên lửa Javelin", ông nói và tiết lộ Lockheed Martin dự đoán nhu cầu đặt mua các hệ thống vũ khí hiện đại sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới.
Tên lửa Javelin trưng bày tại nhà máy của Lockheed Martin trong chuyến thăm của Tổng thống Biden hôm 3/5. Ảnh: Reuters.
Phát biểu được đưa ra sau khi nghị sĩ Mike Gallagher, thành viên Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, cho biết kho dự trữ tên lửa đang cạn dần.
"Chúng ta đă đốt sạch lượng tên lửa Javelin tích trữ trong 7 năm. Đây là vấn đề quan trọng khi Mỹ đang t́m cách hỗ trợ Ukraine, đồng thời hỗ trợ Đài Loan pḥng thủ. Họ sẽ cần tiếp cận những vũ khí tương tự, trong lúc chúng ta không có đủ kho dự trữ để lấp khoảng trống khí tài đă viện trợ cho Ukraine", ông nói.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước thăm cơ sở sản xuất tên lửa Javelin của Lockheed Martin và Raytheon ở bang Alabama, động thái nhằm hối thúc quốc hội Mỹ phê chuẩn gói viện trợ 33 tỷ USD cho Ukraine được ông đề xuất. Washington đă đồng ư cung cấp lượng vũ khí có tổng trị giá 3,4 tỷ USD cho Kiev trong ba tháng qua, trong đó có tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa pḥng không vác vai Stinger.
Giới chức Ukraine hồi tháng 3 cho biết họ cần khoảng 500 quả đạn Stinger và tên lửa Javelin mỗi ngày. Tập đoàn Raytheon cuối tháng trước cũng cảnh báo sẽ mất nhiều năm để bù đắp kho dự trữ của Mỹ sau khi chuyển giao lượng lớn tên lửa Stinger cho Ukraine.
Javelin là tên lửa chống tăng vác vai tự dẫn được Mỹ viện trợ cho Ukraine với số lượng lớn. Mẫu tên lửa này được biên chế cho quân đội Mỹ từ năm 1996, trang bị đầu nổ lơm xuyên giáp (HEAT) kép để xuyên thủng nóc, sườn và đuôi các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực. Đây được coi là một trong những "sát thủ diệt tăng" nguy hiểm nhất thế giới, đủ sức đánh bại nhiều loại xe tăng hiện đại do Nga và các cường quốc khác sản xuất.