Với bề dày kinh nghiệm trong ngành an ninh, Lư Gia Siêu được cho là sẽ giúp đảm bảo ổn định cho Hong Kong nếu được bầu làm trưởng đặc khu.
Ủy ban Bầu cử Hong Kong ngày 8/5 sẽ bỏ phiếu bầu trưởng đặc khu kế nhiệm bà Carrie Lam, người sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào ngày 30/6. Ứng viên duy nhất được chính quyền Trung Quốc đại lục phê chuẩn trong cuộc bầu cử này là Lư Gia Siêu (John Lee), người vừa từ chức Tổng thư kư chính quyền Hong Kong hôm 6/4 để ra tranh cử.
Lư Gia Siêu, 64 tuổi, được giới lănh đạo Trung Quốc tin tưởng v́ ḷng trung thành của ông đối với chính quyền trung ương ở Bắc Kinh, giới phân tích cho biết. "Lư Gia Siêu là người mà chính quyền trung ương biết rơ nhất, v́ ông ấy thường xuyên liên lạc và tương tác với đại lục", nhà lập pháp Hong Kong Michael Tien nói với AFP.

Ông Lư Gia Siêu, cựu lănh đạo cơ quan an ninh Hong Kong, ứng viên duy nhất cho vị trí trưởng đặc khu. Ảnh: SCMP.
Lai Tung-kwok, cựu lănh đạo cơ quan an ninh Hong Kong, cho rằng ông Lư là người "đă vượt qua bài kiểm tra" của Bắc Kinh. "Nếu muốn hoàn thành việc ǵ, ông ấy sẽ cố gắng hết sức để vượt qua mọi trở ngại", ông Lai nói.
Không giống 4 đời trưởng đặc khu trước đây đều có xuất thân là doanh nhân hoặc quan chức trong chính quyền, ông Lư đă làm việc trong ngành cảnh sát Hong Kong suốt 35 năm.
Ông Lư, một người Công giáo, lớn lên trong nghèo khó ở quận Sham Shui Po, nơi tập trung nhiều dân lao động nhất tại Hong Kong. Tuy nhiên, nhờ thành tích tốt, ông đă được học tại một ngôi trường nam sinh ưu tú do các tu sĩ điều hành.
Peter Lai, cựu giám đốc ngân hàng, bạn cũ của Lư, miêu tả ông là một người thông minh và thời trang với mái tóc sành điệu kết hợp cùng quần ống loe. Peter Lai cho biết ông tin tưởng người bạn cũ của ḿnh sẽ trở thành lănh đạo tốt của thành phố.
Hầu hết những người bạn cùng thời với ông đều vào đại học, nhưng Lư đă từ chối cơ hội theo học ngành kỹ thuật để gia nhập lực lượng cảnh sát. Hai người bạn cũ cho rằng công việc trong lực lượng cảnh sát sẽ giúp ông Lư và người vợ đang mang thai, Janet, có cuộc sống ổn định hơn.
Con trai đầu ḷng của ông, Gilbert, chào đời ngay sau khi ông tốt nghiệp khóa đào tạo của lực lượng cảnh sát năm 1978. Người con trai thứ hai Jacky ra đời 6 năm sau đó.
Ông không nói nhiều về gia đ́nh ḿnh và né tránh các câu hỏi liên quan đến việc liệu vợ con ông c̣n mang quốc tịch Anh hay không, thứ mà ông đă từ bỏ khi chuyển sang công tác trong chính quyền đặc khu vào năm 2012. Kể từ đây, sự nghiệp chính trị của ông thăng tiến "nhanh như thang máy bạch kim", theo thuật ngữ được truyền thông Hong Kong sử dụng.
Dù vậy, luật pháp và trật tự vẫn là nền tảng của ông. Ông được bổ nhiệm làm lănh đạo cơ quan an ninh Hong Kong, trước khi giữ trọng trách Tổng thư kư chính quyền Hong Kong, quan chức số hai của thành phố, vào năm ngoái. Nếu đắc cử, ông sẽ là quan chức an ninh đầu tiên đảm nhiệm chức vụ cao nhất của chính quyền đặc khu.
Chien-yu Shih, chuyên gia về các vấn đề an ninh Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Pḥng vệ và An ninh Đài Loan, cho biết Bắc Kinh có thể bắt đầu chú ư đến ông Lư sau phong trào biểu t́nh bùng phát ở Hong Kong vào năm 2019.
Chính quyền trung ương Trung Quốc nói rằng phong trào biểu t́nh bạo lực là âm mưu do nước ngoài hậu thuẫn và do "những kẻ khủng bố thực hiện". Đây là quan điểm được ông Lư ủng hộ.
Ông Lư đă lănh đạo lực lượng an ninh Hong Kong đối phó với các cuộc biểu t́nh, trong đó hàng chục người đă bị bắt theo luật an ninh quốc gia được Bắc Kinh ban hành với thành phố vào tháng 6/2020.
Luật này h́nh sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gia gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Hong Kong, từng là một trung tâm tài chính, kinh tế sôi động, đa văn hóa, đă bị cắt đứt giao thương với quốc tế khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Thành phố này đă áp dụng chiến lược "Không Covid" nghiêm ngặt trong hai năm qua, tương tự chính sách chống dịch của Bắc Kinh.
Cựu lănh đạo cơ quan an ninh Hong Kong Lai Tung-kwok cho hay ông tin ông Lư "có đủ khôn ngoan và niềm tin" để cân bằng giữa chính sách chống dịch và bảo vệ nền kinh tế đặc khu.
Trong cơ quan an ninh, ông Lư từng được đặt biệt danh là "Diệp Vấn", tên một vơ sư Trung Quốc nổi tiếng, nhưng cũng là từ đồng âm trong tiếng Quảng Đông để chỉ những người "luôn sát sao mọi thứ".
Danny Lau, lănh đạo hiệp hội doanh nghiệp nhỏ ở đặc khu, đánh giá Lư Gia Siêu không phải ứng viên lư tưởng nhất, nhưng sẽ là người đưa ra được những quyết sách tốt nhất cho đặc khu.
"Tôi hy vọng ông ấy có thể xem xét năng lực cạnh tranh quốc tế của Hong Kong và không lăng phí thời gian đưa ra những điều luật không hữu ích cho nền kinh tế của thành phố", Lau nói.
Nhưng một số người khác cho rằng việc phê chuẩn ông Lư làm ứng viên duy nhất cho ghế trưởng đặc khu là dấu hiệu cho thấy chính quyền Trung Quốc đang muốn ưu tiên ổn định chính trị của Hong Kong lên trên các vấn đề kinh tế.
Tara Joseph, cựu chủ tịch Viện Thương mại Mỹ ở Hong Kong, bày tỏ sự "kinh ngạc" khi một trung tâm tài chính, kinh tế như Hong Kong lại được điều hành bởi một người không có kinh nghiệm về kinh doanh.
"Ông ấy có thể là một lănh đạo quyết đoán, giúp thành phố vận hành tốt hơn", Joseph nói. "Nhưng ông ấy không phải là doanh nhân và không có mối liên hệ với giới doanh nghiệp".