Do mâu thuẫn với gia đ́nh vợ khi ở rể, Hà Tuyết Long gây thảm án rồi trốn chạy suốt 29 năm mới bị lộ từ một dấu vân tay.
Ngày 29/7/1991, cảnh sát huyện Tùng Giang, thành phố Thượng Hải, nhận được điện thoại tŕnh báo có vụ giết người và phóng hỏa. Hiện trường là một nhà ba gian ở làng Hy Vọng, thị trấn Măo Cảng. Bốn nạn nhân nằm trong sân, hai người khác gặp nạn trong dăy nhà cũ phía sau. Cả 6 là người thân trong gia đ́nh.
Năm nạn nhân đă tử vong, trong đó có một thai phụ. Người sống sót là phụ nữ trẻ cũng bị thương nặng, được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Theo lời kể của các nhân chứng, hung thủ chính là con rể của gia đ́nh nạn nhân, tên Hà Tuyết Long, 27 tuổi. Sáu nạn nhân là bố mẹ vợ của Long, chú thím và hai em gái của vợ Long. Người sống sót là một trong hai em gái. Khoảng 19h hôm đó, Long sát hại bốn nạn nhân trong sân, sau đó vào gian nhà cũ phóng hỏa rồi tiếp tục tấn công hai nạn nhân khác. Sau khi gây án, Long chạy đến con sông đào ở phía nam ngôi làng và nhảy xuống.
T́m kiếm dọc bờ sông, cảnh sát không phát hiện thi thể của Long, suy đoán hắn không tự tử mà nhảy vào sông chạy trốn v́ sợ bị bao vây nếu đi đường bộ. Làng Hy Vọng được bao quanh bởi ba con sông thông nhau. Nếu bơi dọc theo sông lên phía bắc, Long có thể đến làng Nam Sơn.
Qua t́m hiểu, có người dân ở làng Nam Sơn nh́n thấy một người đàn ông từ dưới sông lên bờ, nhưng không để ư hướng đi của hắn. Cảnh sát lập chốt trên đường, kiểm tra người và phương tiện qua lại nhưng không thấy tung tích nghi phạm.
Mặt khác, hiện trường đă bị lửa thiêu rụi, không để lại manh mối hữu ích. Cảnh sát phát lệnh truy nă Long trên cả nước. Song sàng lọc nhiều manh mối, họ vẫn không t́m ra Long.
29 năm trôi qua, cảnh sát Tùng Giang vẫn kiên tŕ điều tra vụ án, không giải tán tổ chuyên án và lệnh truy nă vẫn c̣n hiệu lực.
Lúc này, kỹ thuật điều tra tội phạm đă phát triển nhảy vọt, cảnh sát từng muốn dùng công nghệ so sánh dấu vân tay và ADN để t́m manh mối, nhưng Long đă phá hủy hiện trường vụ án và không để lại bất kỳ dấu vết sinh học nào.
Vụ án được giao cho Hạ Quan B́nh, Đội phó đội cảnh sát h́nh sự của sở cảnh sát Tùng Giang vào năm 2019. Khi vụ án xảy ra năm 1991, B́nh mới lên tiểu học. Anh có bạn học là con trai của nạn nhân. Cái chết của cha mẹ khiến cậu bạn tổn thương nặng nề. Khi nhận nhiệm vụ, B́nh hạ quyết tâm phải t́m bằng được Long.
Một lần t́nh cờ tṛ chuyện về vụ án, B́nh nghe có người nói Long không phải người tốt, h́nh như từng có tiền án. B́nh lập tức huy động mọi người lật lại hồ sơ điều tra từ 1991 đến đầu những năm 1980. Tài liệu lưu trữ những năm 1980 đều là sổ sách bằng giấy, khối lượng rất lớn, chỉ có thể kiểm tra thủ công.
Sau nhiều ngày t́m kiếm, cảnh sát phát hiện một vụ trộm xe đạp xảy ra vào tháng 7/1982, nghi phạm là một người đàn ông tên Hà Tích Long, chỉ khác một chữ so với Hà Tuyết Long. Hồ sơ không ghi lại thông tin về số căn cước của Hà Tích Long, nhưng quê quán và tuổi tác trùng khớp.

Dấu vân tay trên tờ khai năm 1982 của Hà Tuyết Long dưới tên Hà Tích Long. Ảnh: JSTV
Cách phát âm của "Tích" và "Tuyết" trong phương ngữ Thượng Hải rất giống nhau, phải nghe kỹ mới phân biệt được. Điều quan trọng là Hà Tích Long đă để lại dấu vân tay trong tờ khai năm đó.
Cảnh sát nhập dấu vân tay này lên cơ sở dữ liệu quốc gia để đối chiếu, cho kết quả trùng khớp với một người đàn ông tên Dương Huy Minh, ở huyện Động Đầu, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Minh sinh ngày 10/4/1968, cùng ngày sinh nhật với con gái của Long.
Đến nơi Minh sống, cảnh sát được cán bộ thôn chứng thực Minh chính là Long sau khi cho xem ảnh.
Qua điều tra, năm 1993, Long gặp ông Dương - một người dân trong làng đi làm ăn nơi khác. Hắn tự xưng là Tiểu Trần, quê An Huy, là một người lang bạt không nhà cửa. Hai người rất hợp nhau nên ông Dương đă đưa Long về nhà. Lúc đó, con rể ông Dương vừa qua đời, con gái ông phải một ḿnh chăm lo cho ba đứa con. Vợ chồng ông vừa ư Long nên nhận hắn ở rể, đổi theo họ Dương thành Dương Huy Minh.
Năm 2013, vợ Long qua đời, trước khi mất đă dặn ḍ ba người con đăng kư hộ khẩu cho Minh. Các con đưa bố dượng đến đồn công an lấy dấu vân tay làm sổ hộ khẩu. Nhưng mấy ngày sau, Minh bỏ đi không lời từ biệt, cả nhà họ Dương hoang mang không biết chuyện ǵ đă xảy ra.
Nghe vậy, cảnh sát lập tức hiểu Long đột ngột bỏ đi sau khi lấy dấu vân tay v́ sợ bại lộ thân phận nghi phạm bỏ trốn.
Nhà chức trách truy t́m tung tích của Long thông qua nhận dạng khuôn mặt và phân tích dữ liệu lớn.
Nhờ sự giúp đỡ của nhà họ Dương, họ t́m thấy một bức ảnh Long ngồi trên sofa nh́n vào ống kính, đường nét khuôn mặt rơ ràng. Lúc này Long khoảng 46-47 tuổi, thay đổi rất nhiều so với khi gây án năm 1991.
Tháng 8/2020, hệ thống dữ liệu lớn của Bộ Công an Trung Quốc cho thấy, hệ thống giám sát đường bộ ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, chụp được bức ảnh một người đàn ông da ngăm, đầu hơi hói, thân h́nh thấp bé, mặc áo phông màu xanh, vai trái đeo túi màu đen và cầm ô màu tím. Các đường nét trên khuôn mặt người đàn ông này rất giống Long.

Hà Tuyết Long bị camera giám sát trên đường phố chụp ảnh lại. Ảnh: JSTV
Cảnh sát nhanh chóng t́m ra nơi lẩn trốn của Long và bắt vào trưa 11/8/2020. Sau ba ngày thẩm vấn, Long thừa nhận thân phận và khai nhận hành vi phạm tội 29 năm trước. Long nói gây án v́ mâu thuẫn với gia đ́nh vợ khi ở rể.
Gia đ́nh Long nghèo đến mức không t́m được con dâu, bất đắc dĩ phải nhờ người giới thiệu đến làng Hy Vọng ở rể ở tuổi 18, kết hôn với vợ là A Trân.
Trong nhà vợ, Long cả ngày làm việc quần quật, cứ nghỉ ngơi là bị bố mẹ vợ trách mắng. Long cảm thấy họ chỉ coi ḿnh là kẻ làm thuê. Mâu thuẫn giữa đôi bên lớn dần nhưng Long chỉ có thể nuốt giận.
Một hôm, Long tranh căi với em gái của vợ. Mới nói một câu, Long bất ngờ bị vợ tát vào mặt, anh ta cũng giận dữ tát lại. Lúc này, Trân đang mang thai. Bố vợ lập tức mắng: "Tôi đẻ bốn đứa con gái, không nỡ mắng một câu, anh dựa vào cái ǵ mà đ̣i đánh nó?". Long bùng nổ cơn giận vốn nhẫn nhịn bấy lâu, căi vă dữ dội với bố vợ, thậm chí c̣n động tay chân.
Kể từ đó, Long thường xuyên lấy cớ không về nhà, t́nh cảm vợ chồng trục trặc, sau đó không lâu, Trân đệ đơn ly hôn. Long kiên quyết phản đối v́ nghĩ đă cống hiến cả thanh xuân và sức lao động cho nhà vợ, giờ vợ đ̣i ly hôn, đuổi anh ta ra khỏi nhà với hai bàn tay trắng. Nhưng Trân không chịu gặp chồng, kiện Long ra ṭa.
Ngày 27/7/1991, ṭa ra phán quyết cho hai người ly hôn với lư do t́nh cảm vợ chồng rạn nứt.
Long cảm thấy ḿnh chẳng c̣n ǵ, ôm hận với gia đ́nh vợ. Ngày 29/7/1991, Long gây thảm án. Long nói bị gia đ́nh vợ bức ép tới phát điên, mất đi lư trí dẫn đến trả thù.
Nhưng Trân khai hoàn toàn khác. Cô nói Long có vấn đề về nhân phẩm, từng hai lần trộm cắp tiền của bố vợ. Bị bố mẹ vợ dạy bảo nhưng anh ta không thay đổi, khiến họ ngày càng bất măn, ủng hộ Trân ly hôn.
Cảnh sát điều tra ra Long đă mài ŕu trước khi ly hôn, công khai đe dọa sẽ giết người nếu chia tay. Hơn nữa, Long cố t́nh phóng hỏa sau khi gây án rơ ràng nhằm phá hủy hiện trường, đồng thời thu hút người dân đến dập lửa để nhân cơ hội chạy trốn. Long t́m mọi cách tránh sự truy lùng của cảnh sát, che giấu thân phận, điều này cho thấy không hối hận.
Từ những điểm này, Long có ư định giết người từ trước với mục đích trút giận chứ không phải là bốc đồng như hắn nói. Lẩn trốn 29 năm mới sa lưới, Long phải đối mặt với án tử h́nh.
Con gái Na Na của Long và Trân cho biết không bao giờ tha thứ cho bố. Na Na sinh vào 10/4, cũng là ngày sinh giả Long điền trên hộ khẩu. Nhưng Na Na không cho rằng điều này thể hiện t́nh yêu thương của bố dành cho ḿnh. Cô nói từng suưt mất mạng trong đám cháy năm đó, may mắn được hàng xóm cứu.
Khi phóng hỏa, Long biết con gái vẫn ở trong pḥng nhưng vẫn ra tay. Sau đó, Na Na luôn phải sống dưới danh nghĩa "con gái của kẻ giết người", mà 5 nạn nhân đều là người thân của cô.
VietBF©sưu tập