Theo như chủ trương ngoại giao của ông Vladimir Putin bấy lâu nay đă thất bại. Đây cũng là một bài học cho ông Tập Cận B́nh, sau khi hai nước Phần Lan và Thụy Điển có thể trở thành hội viên Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong mấy tháng tới.
Vladimir Putin và Tập Cận B́nh quan niệm rằng nước lớn có quyền ra lệnh cho các nước nhỏ. Đó là lối suy nghĩ của các vị hoàng đế ngày xưa, kể cả các “Sa hoàng” cầm đầu đế quốc Nga hay các vị “thiên tử” thay trời “b́nh thiên hạ.”

Thủ Tướng Thụy Điển Magdalena Andersson (giữa) đón tiếp Thủ Tướng Phần Lan Sanna Marin (bên phải) trước khi dự một cuộc họp về việc có nên gia nhập Liên Minh NATO tại thủ đô Stockholm, Thụy Điển ngày 13 tháng 4, 2022 tuần qua. Hai quốc gia này đều có lằn ranh biên giới với Nga và đă bị rúng động sau khi Nga tấn công Ukraine. (Paul Wennerholm/ TT News Agency/ AFP via Getty Images)
Trước khi đánh Ukraine, Putin nêu một lư do là khối NATO đă bành trướng về phía Đông, đe dọa an ninh Nga. Trung Cộng không kết án Nga xâm lăng Ukraine v́ cũng đồng ư, thông cảm với mối lo lắng này. Nếu có ngày một nước láng giềng của Trung Quốc như Việt Nam, Lào, Miến Điện hay Kyrgyzstan muốn liên minh với một khối an ninh khác, Trung Cộng có thể nói ḿnh bị đe dọa để ra tay trước.
Thế giới phải lo có ngày các nước nhỏ bị một cường quốc nêu cùng một lư do đó để xâm lăng, như số phận Ukraine. Họ đă công khai bác bỏ chủ trương cường quyền đó. Một tuần sau khi ông Putin đánh Ukraine, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhắc lại chủ trương phải tôn trọng chủ quyền các quốc gia, 141 nước đă bỏ phiếu yêu cầu Nga rút quân. Chỉ có 5 phiếu chống và 35 nước không tỏ ư kiến.
Đại sứ Martin Kimani nước Kenya đă ví cuộc xâm lăng của ông Putin như một nước thực dân trở lại đánh thuộc địa cũ. Ông Kimani rút kinh nghiệm Phi Châu, nơi nhiều sắc dân sống rải rác trong các quốc gia mới thành lập, biên giới dễ gây tranh tụng. Ông nhấn mạnh quy tắc chống các nước lớn bành trướng bằng vũ lực, ép nước khác phải theo ḿnh.
Nhưng các nước đồng ư phong tỏa kinh tế Nga v́ xâm lăng Ukraine chỉ chiếm một phần ba dân số thế giới; phần lớn là các nước Âu Mỹ. Một phần ba thuộc những nước ủng hộ Nga, trong đó có Trung Quốc. Một phần ba c̣n lại sống trong các nước không bày tỏ thái độ, đặc biệt là Ấn Độ, các nước Saudi Arabia và United Arab Emirates vốn là đồng minh của Mỹ.
Những nước nhỏ ủng hộ Nga hoặc giữ thái độ trung lập không biết rằng chính họ có thể đến ngày bị xâm lăng với những lư do dựng đứng như ông Putin đă nêu ra. Cộng Sản Việt Nam, Lào, quân phiệt Miến Điện ủng hộ Nga đánh Ukraine th́ đến lúc bị Trung Cộng đánh sẽ chờ được nước nào cứu giúp?
Ông Putin nói rằng chính phủ Ukraine theo chủ nghĩa Quốc Xă (Nazi) và đàn áp người nói tiếng Nga. Tổng Thống Volodymyr Zelensky nói tiếng Nga từ lúc ra đời; ông gốc Do Thái, một sắc dân đă bị Đức Quốc Xă giết sáu triệu người! Nước Ukraine có hàng trăm sắc tộc thiểu số, dân Nga đông nhất. Khi bị tấn công nhiều người gốc Nga đă chống cự hoặc bỏ chạy về phía quân đội Ukraine. Các nước khác ở Âu Châu cũng rất nhiều dân gốc Nga; không những trong các nước thuộc Liên Bang Xô Viết cũ mà ngay nước Đức cũng có ba bốn triệu người nói tiếng Nga. Rất nhiều nước sẽ bị đe dọa nếu ông Vladimir Putin tiếp tục tham vọng.
Tham vọng của ông Putin không chỉ giới hạn trong việc đánh chiếm lănh thổ một nước láng giềng. Đánh Ukraine chỉ là một bước đầu; nếu thắng thế, ông sẽ có cơ hội xếp đặt một “trật tự” mới ở Âu Châu; dùng áp lực buộc các nước nhỏ chung quanh kư hay không được kư các hiệp ước an ninh, thương mại, ngoại giao.
Đó cũng là ước muốn của ông Tập Cận B́nh. Ngoại Trưởng Trung Cộng đă từng nói thẳng rằng các nước nhỏ phải biết phận ḿnh, không thể đứng ngang hàng nước lớn. Tất cả các lănh tụ độc tài đều muốn một “trật tự thế giới” kiểu như vậy.
Trong thế giới văn minh, loài người sống với luật lệ. Một trật tự thế giới dựa trên pháp luật, các quốc gia lớn nhỏ đều phải được tôn trọng, như vậy mới hy vọng có ḥa b́nh. Các quốc gia tự do dân chủ vẫn có tranh chấp nhưng thường không gây chiến với nhau bao giờ. Những lănh tụ hiếu chiến chắc sẽ không được cử tri tín nhiệm lần thứ hai.
Ông Putin gieo gió nên gặt băo. Dân Ukraine đoàn kết chiến đấu, không phải v́ ông tổng thống kêu gọi mà v́ trong lịch sử các bộ lạc Cossacks là một thành phần quan trọng lập nên dân tộc này. Tên Cossack gốc từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ “kazak” có nghĩa là “dân tự do,” gồm các nhóm dân Tartar từ Á Châu qua tụ tập trong vùng sông Dnieper từ thế kỷ 15. Họ đă được các Nga hoàng công nhận quyền tự trị.
Nhưng thất bại lớn nhất của ông Putin là chỉ hai tháng sau khi đánh Ukraine, các nước trong NATO đoàn kết với nhau hơn và sắp mở rộng thêm khi Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập. Cả hai nước này đều bảo vệ vai tṛ trung lập trong cả thế kỷ trước. Trong ba nước Bắc Âu chỉ có Na Uy kư kết vào NATO.
Tháng Giêng năm 2022, Thủ Tướng Phần Lan Sanna Marin c̣n nói rằng tham gia khối NATO là một chuyện xa vời, khó xảy ra. Ngày 13 tháng 4, bà Marin gặp Thủ Tướng Thụy Điển Magdalena Andersson; rồi tuyên bố đang xin khối NATO thu nhận. Bà Andersson cũng nói sẽ quyết định sớm.
Các chính phủ Phần Lan và Thụy Điển hành động theo ư muốn của cử tri. Năm 2019 hơn một nửa trong 5.5 triệu dân Phần Lan chống việc gia nhập NATO. Ngày 28 tháng Hai năm nay, bốn ngày sau khi Putin đánh Ukraine, tâm lư đă đảo ngược, theo báo Economist. Ngày 30 tháng Ba, 61% muốn vào, chỉ c̣n 16% chống, 23% không có ư kiến.
NATO là liên minh quân sự ra đời trong Chiến Tranh Lạnh gồm Mỹ và các nước Tây Âu nhằm đối phó với Liên Xô. Trong hơn nửa thế kỷ, NATO và Nga chỉ chung một đường biên giới dài 196 cây số, nơi Nga giáp với Na Uy. Sau khi Liên Xô và các chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ, nhiều nước Đông Âu đă xin vào NATO. Năm 1999, thêm Ba Lan, ranh giới giữa NATO và Nga dài thêm 428 cây số, giữa Ba Lan và vùng Kalinigrad. Năm 2004, ba nước Estonia, Latvia và Lithuania miền Baltic mới tách khỏi Liên Xô cũng xin vào NATO, đường ranh dài thêm 1,233 km. Nếu thêm Phần Lan biên giới giữa NATO và Nga sẽ dài gấp đôi, thêm 1,340 km nữa.
Khi ông Putin chính thức yêu cầu NATO phải ngưng thâu nhận các hội viên mới, các nước Âu Mỹ đă trả lời bằng quan niệm chủ quyền quốc gia: Không nước nào có thể ép buộc các nước khác gia nhập hay không gia nhập bất cứ liên minh nào.
Sau năm 1990, khi các chế độ cộng sản sụp đổ, Ba Lan, Romania, Hungary, Bulgaria ở Đông Âu lần lượt xin vào NATO. Các nước thuộc Liên Xô cũ như Moldova, Lithuania, Latvia và Estonia cũng lần lượt gia nhập.
Bây giờ, ông Putin đánh Ukraine v́ muốn chặn không cho NATO mở rộng, nhưng kết quả ngược lại. Đây sẽ là một bài học cho Tập Cận B́nh. Dân Ukraine chịu gian khổ, đă hy sinh giúp cả thế giới ư thức về tai họa nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Các quốc gia nằm cạnh Trung Quốc cần phải ủng hộ dân Ukraine, v́ không biết bao giờ sẽ đến lượt ḿnh! . (NGÔ NHÂN DỤNG)