Cuộc khai quật dưới Nhà thờ Đức Bà giúp các nhà khảo cổ học t́m thấy kho tàng khổng lồ gồm các bức tượng, tác phẩm điêu khắc, lăng mộ và các mảnh của một bức b́nh phong có niên đại từ thế kỷ 13. Một số phát hiện khác bao gồm một số ngôi mộ cổ từ thời trung cổ và một quan tài h́nh nhân được chôn ở trung tâm của di tích.
Các chuyên gia Pháp đă mô tả phát hiện này là “phi thường và gây xúc động”. “Nó là một điều hoàn toàn bất ngờ. Chúng tôi phát hiện ra những món đồ này ở độ sâu chỉ 10-15cm dưới các tấm sàn. Đó là hàng trăm mảnh, từ nhỏ đến lớn bao gồm tượng điêu khắc h́nh bàn tay, bàn chân, khuôn mặt, đồ trang trí kiến trúc và thực vật. Một số mảnh vẫn c̣n lớp sơn màu. Có những mảnh đặc biệt ghi lại lịch sử của di tích”, ông Christophe Besnier, người đứng đầu nhóm khai quật cho biết.
Các chuyên gia tin rằng quan tài bằng ch́ có thể chứa thi thể của một quan chức cấp cao trong nhà thờ, có niên đại từ thế kỷ 14. Họ t́m thấy tóc và các mảnh vải của thi hài thông qua một camera được đưa vào trong quan tài, nhưng hiện chưa t́m thấy một tấm bia nào để xác định danh tính người trong đó.
Ông Dominique Garcia, Chủ tịch Inrap cho biết, các cuộc kiểm tra thêm sẽ được thực hiện, bao gồm cả xét nghiệm DNA, nhưng ông nói thêm: “Một quan tài chứa thi thể người không phải là một vật thể khảo cổ. Đây là những phần c̣n lại của một con người, v́ vậy trong khi kiểm tra quan tài, phân tích cơ thể và các đồ vật khác bên trong, chúng tôi phải làm với sự tôn trọng hết mực”. Ông cũng cho biết, hiện chưa có quyết định về nơi thi thể sẽ được chôn cất sau khi các xét nghiệm hoàn tất. “C̣n quá sớm để nói. Có thể họ sẽ được chôn cất một lần nữa ở đâu đó trong nhà thờ”, ông Dominique Garcia nói.
Khám phá được tiết lộ bởi Viện khảo cổ quốc gia của Pháp (Inrap), vào thứ Năm (14/4). Một nhóm từ Viện được gọi đến để thực hiện công cuộc “đào pḥng ngừa” dưới một phần của sàn nhà thờ, trước khi một giàn giáo nặng 600 tấn và cao 30m được xây dựng để tái tạo lại ngọn tháp của nhà thờ.
Cho đến nay, chỉ c̣n sót lại một số mảnh của tấm ngăn nhà thờ Đức Bà, một vách ngăn trang trí dùng để ngăn cách các giáo sĩ và ca đoàn với người đến cầu nguyện. Một số chúng nằm trong các pḥng lưu trữ của nhà thờ, trong khi số khác được trưng bày ở bảo tàng Louvre. Trong các nhà thờ Công giáo, hầu hết đă bị dỡ bỏ trong thời kỳ Phản Cải cách vào thế kỷ 16 và 17. Phần c̣n lại của tấm vách ngăn bên trong nhà thờ Đức Bà dường như đă được chôn cất cẩn thận dưới sàn nhà thờ trong quá tŕnh trùng tu ṭa nhà bởi kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc vào giữa thế kỷ 19.
Nhóm khai quật làm việc với sàn nhà Nhà thờ Đức Bà
Một trong những phát hiện đặc biệt nhất là một tác phẩm điêu khắc c̣n nguyên vẹn h́nh đầu một người đàn ông, được cho là tượng của Chúa Jesus. Một khối khác từ tấm vách ngăn, được cho là có từ thế kỷ 13, cho thấy phong cách Gothic thời bấy giờ.
Viện Inrap được đưa một khung thời gian nghiêm ngặt và chỉ một khu vực cụ thể để tiến hành khai quật. Sau khi vụ hỏa hoạn càn quét nhà thờ 850 năm tuổi, một trong những di tích mang tính biểu tượng và được ghé thăm nhiều nhất ở Paris, vào tháng 4/2019 và gần như phá hủy toàn bộ di tích, Tổng thống Emmanuel Macron đă cam kết sẽ xây dựng lại nó và mở cửa lại cho công chúng trong ṿng 5 năm.
Một số di tích vẫn c̣n lớp sơn màu
Phần đầu của bức tượng mà các chuyên gia tin rằng có thể là Chúa Jesus
Tháng 9 năm ngoái, Tướng Jean-Louis Georgelin, người được chỉ định giám sát việc trùng tu, cho biết cấu trúc nhà thờ đă được thiết lập lại an toàn, đồng nghĩa với việc khôi phục có thể bắt đầu. Ông cho biết nhà thờ sẽ mở cửa trở lại vào năm 2024 như đă hứa.
Ông Besnier cho biết, họ đă xác định được một số phiến đá khác của tấm vách ngăn, nhưng chúng nằm ngoài giới hạn cho phép của cuộc khai quật. “Chúng tôi biết chúng ở đâu và chúng sẽ không bị hư hại. Tôi hy vọng rằng chúng tôi có thể được t́m thấy chúng vào một ngày trong tương lai”, ông nói.