Nếu gia đ́nh bạn đang dùng bếp từ theo những cách sau th́ hăy thay đổi ngay trước khi quá muộn.
Ngày nay, xu hướng sử dụng bếp từ thay cho các loại bếp ga trong đời sống dần phổ biến và được ưa chuộng hơn. Theo bật mí từ ông chủ bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới IKEA, bếp từ giúp tiết kiệm gần 80% năng lượng, “đánh bật” bếp gas truyền thống. Thêm vào đó, việc dùng bếp từ cũng được đánh giá là an toàn hơn.
Nó sở hữu các tính năng thông minh như khóa trẻ em, hẹn giờ, tự động tắt bếp…, để hạn chế rủi ro xảy ra. Tuy nhiên, theo các nhà phân phối, có những thói quen, cách dùng sai hàng ngày cũng khiến bếp từ tiềm ẩn nguy cơ gây nguy hiểm cho người dùng cũng như hư hại cho bếp.
Không vệ sinh bếp từ
Có thể bạn chưa biết, những vết dầu mỡ, vụn thức ăn thừa cháy két lâu ngày trên mặt kính sẽ làm cho bếp từ giảm khả năng gia nhiệt, gây hao tốn điện năng sử dụng. Đây cũng là nguyên nhân tiềm tàng gây mất chênh lệch nhiệt độ, nghiêm trọng hơn là nứt mặt kính bếp từ.
Những vết dầu mỡ, mảng bám không được làm sạch, vệ sinh lâu ngày sẽ khiến độ tỏa nhiệt của bếp kém đi, mất cân bằng nhiệt độ, thậm chí dẫn đến nứt, vỡ mặt bếp.
Thế nhưng, vệ sinh ngay sau khi nấu ăn cũng sẽ “phản tác dụng”. Dùng khăn thấm nước lạnh lau chùi khi mặt bếp vẫn c̣n nóng sẽ khiến bếp từ bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến động cơ cũng như mặt bếp dễ bị nứt vỡ.
V́ vậy, tốt hơn hết bạn nên để bếp nguội khoảng 15-20 phút rồi mới vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng.
Rút nguồn điện ngay khi vừa nấu xong
Nhiều gia đ́nh “lầm tưởng” rằng việc rút phích cắm hay át tô mát của bếp từ ngay sau khi nấu ăn xong sẽ giúp tiết kiệm điện. Việc làm này sẽ khiến quạt gió tản nhiệt của bếp chưa kịp hoạt động, kéo dài thời gian làm mát của bếp, gây hại cho bếp.
Nếu là dạng bếp từ kết hợp với hồng ngoại, vùng nấu bếp hồng ngoại lâu nguội hơn, dễ gây bỏng và nứt mặt kính.
Gia đ́nh nên ấn nút tắt (Tiếng Anh là “Off”) để tắt bếp và đợi khoảng 15 phút rồi mới rút nguồn điện ra, vừa tiết kiệm điện, vừa tăng tuổi thọ cho bếp từ.
Sử dụng bếp từ ở nhiệt độ cao liên tục
Nhiều gia đ́nh chủ quan cho rằng mặt bếp đă được dùng bằng chất liệu tốt, chịu nhiệt và chịu lực lớn. Thực tế, đun nấu nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ làm tăng điện năng tiêu thụ. Riêng bếp hồng ngoại sẽ tỏa nhiệt lớn, gây hao phí điện năng.
Bạn chỉ nên sử dụng nhiệt độ tối đa khi nấu thức ăn cần nhiệt độ cao thời gian ngắn khoảng vài phút. Với các loại thức ăn thông thường nên để mức nhiệt trung b́nh.
Bếp từ khá “kén” nồi, để hiệu suất truyền nhiệt cao nhất và ít gây hao điện, chất liệu nồi thích hợp nhất có thể kể đến thép, sắt tráng men, inox hay nồi có đáy từ. Ưu tiên nồi có đáy dày và phẳng, đường kính trung b́nh khoảng 10cm để hấp thụ nhiệt tốt.
VietBF @ Sưu tầm